Trẻ sợ hãi khi gặp người lạ: mẹ phải làm gì để giúp con?

Trẻ sợ người lạ hoặc trở nên nhút nhát khi gặp người lạ là tình trạng khá phổ biến ở một số trẻ, đặc biệt tuổi lên 3. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không cải thiện vấn đề này sớm có thể khiến trẻ bị trầm cảm, stress.

banner ads

1. Vì sao trẻ sợ người lạ?

Trẻ khóc khi gặp người lạ

Theo các chuyên gia, khi trẻ bước vào giai đoạn từ 2 - 3 tuổi, trẻ có những biến đổi về tâm lý. Nhẹ thì bướng bỉnh, thích làm theo những điều ngược lại khi cha mẹ nói, nặng hơn trẻ có thể sẽ khóc lóc, ăn vạ, đánh bố mẹ.

Nhìn chung, mức độ khủng hoảng này phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục. Nếu cha mẹ không giáo dục sớm khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn và con có thể mắc chứng tự kỷ. Ngược lại, nếu cha mẹ giáo dục tốt, cải thiện các kỹ năng sống và hoàn thiện về mặt ngôn ngữ sẽ giúp trẻ không còn gặp nhiều khó khăn trong việc biểu hiện cảm xúc.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, sở dĩ trẻ trở nên bướng bỉnh, " khó tính" trong giai đoạn này, nguyên nhân chủ yếu do ở giai đoạn này, trẻ đã hình thành nên kỹ năng xử lý hành động, kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ cũng thích bắt chước những hành động của người lớn và muốn mình như người lớn. Tuy nhiên, về mặt ngôn ngữ, trẻ chưa tích lũy đủ ngôn ngữ để biểu đạt điều minh mong muốn dẫn tới xung đột với cha mẹ hoặc người quen, người lạ. Vì vậy, trẻ thường tỏ ra khó chịu, cáu gắt, thậm chí là cắn người.

Đó cũng là nguyên nhân trẻ sợ người lạ, tránh tiếp xúc với người lạ vì sợ hãi, im lặng, sau đó bùng phát thành cáu gắt, đánh hoặc cắn người.

Ngoài ra, một nguyên nhân phổ biến khác cũng khiến trẻ thường sợ người lạ là do trẻ ít được tiếp xúc với người lạ, không gian sống, vui chơi hạn hẹp trong gia đình.

2. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhút nhát sợ người lạ?

Trẻ sợ người lạ

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần phải thay đổi phương thức giáo dục cho con càng sớm càng tốt để con tránh rơi vào khủng hoảng, tự ti, mặc cảm, sợ hãi, thậm chí là tự kỷ.

- Khi con có hành vi đánh người lạ, mẹ cần bình tĩnh, không quát mắng hoặc nói con hỗn. Hãy tìm mọi cách để phân tâm và giúp con quên đi việc con đang định đánh người. Mẹ có thể bế con lên, nhìn vào mắt con và nói rằng mẹ rất yêu con, con là bé ngoan. Nếu mẹ càng quát mắng con sẽ khiến con càng mặc cảm, ghét người lạ hơn.

- Cho con chơi ở nơi đông người, thường xuyên đi công viên, đi học... tạo điều kiện cho con đi ra ngoài sẽ giúp con dạn dĩ hơn và không còn cảm thấy sợ người lạ nữa.

- Mẹ cần bình tĩnh trước thái độ của con đối với người lạ. Tuyệt đối không bị cuốn theo cảm xúc của con dẫn tới thiếu kiên nhẫn trong việc giáo dục con. Với hành động sai của con, mẹ cần phải cứng rắn nhưng cũng thể hiện tình cảm với trẻ để trẻ có thể hiểu được hành động của mình sai.

- Mẹ cũng có thể sử dụng hình phạt với con, nhưng tuyệt đối không dùng đòn roi. Hình phạt cần phải có tính giáo dục như yêu cầu con úp mặt vào tường, yêu cầu con dọn nhà, dọn đồ chơi hoặc không được mua đồ ăn vặt mà con thích. Cần phải kiên quyết phạt con và tỏ thái độ không hài lòng về hành động của con.

3. Khi nào đưa con đi gặp chuyên gia tâm lý?

Nếu mẹ thấy con có biểu hiện sợ người lạ, thường xuyên đánh hay cắn người, thu mình, khép kín. Sau một thời gian áp dụng những cách trên nhưng không cải thiện thì cần đưa con đi gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn và điều trị tâm lý.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI