1. Vì sao trẻ dưới 1 tuổi thường xuyên đi ngoài, xì xoẹt nhiều?
Một số trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tuổi thường xuyên đi ngoài rất nhiều khiến cha mẹ lo lắng. Theo các bác sĩ, nguyên nhân do hệ tiêu hóa của trẻ ở độ tuổi này còn rất yếu và đang trong giai đoạn thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ do đó bé có thể đi cầu 5 - 8 lần/ngày, phân có thể lợn cợn, hoa cà hoa cải và mẹ thường nhầm bé bị rối loạn tiêu hóa.
Điều quan trọng nhất ở độ tuổi này là bé vẫn ngủ tốt, ngủ ngon, tăng cân. Sau 6 tháng trở đi lượng đi cầu của mẹ sẽ giảm dần và phân sền sệt, thành khuôn.
2. Khi nào bé được coi là rối loạn tiêu hóa và cần điều trị?
Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, việc đi ngoài nhiều lần là bình thường và mẹ nhìn vào cân năng, cữ bú, giấc ngủ của bé để đánh giá xem bé có bị bệnh về tiêu hóa hay không. Còn trường hợp từ 6 tháng - 1 tuổi hoặc lớn hơn bé vẫn thường xuyên đi ngoài nhiều lần và kèm theo một dấu hiệu sau thì trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa, cần được thăm khám kịp thời:
- Trẻ đầy bụng, khó chịu, ợ hơi
- Trẻ cảm thấy khát, môi khô, khóc không có nước mắt, đi tiểu ít - dấu hiệu này cho thấy trẻ mất nước trầm trọng và cần đi khám ngay.
3. Hướng dẫn cách bù nước cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cụ thể đi ngoài nhiều cha mẹ ngay lập tức cần phải bù nước cho trẻ trước khi thực hiện những biện pháp điều trị bệnh khác. Việc bù nước cho trẻ cũng cần đúng cách vì bù nước sai cũng gây nguy hiểm cho trẻ giống như thiếu nước vậy.
Theo đó, cha mẹ cần cho trẻ uống nhẹ nhàng, từ từ mỗi lần một uống khoảng 5 - 7 thìa nước (đối với trẻ 7 - 10 tháng tuổi). Cho trẻ uống rải rác để cơ thể có thể hấp thụ lượng nước theo đường tiêu hóa. Tuyệt đối không cho trẻ uống luôn 1 cốc nước vì có thể khiến đường ruột đang tăng lưu động và khiến trẻ đi ngoài ngay chỗ dịch đó.
Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được hướng dẫn cách bù nước đúng cách hoặc bù nước trực tiếp tại bệnh viện.
4. Chăm sóc trẻ bị đi ngoài như thế nào?
Sau khi được bù nước tại cơ sở y tế gần nhất, cha mẹ cần đưa trẻ về nhà và chăm sóc đúng cách để giảm tình trạng bệnh của con.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn loãng để giúp tăng cường sức khỏe, bù nước, dễ tiêu hóa. Nhờ vậy trẻ sẽ đủ sức chống đỡ bệnh tật, cơ thể phục hồi, không bị thiếu chất sau bệnh.
- Không cần kiêng bất kỳ thực phẩm gì, cha mẹ lưu ý đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ.
- Cho trẻ uống thêm nước dừa, nước cà rốt để bù nước và làm sạch đường ruột.
- Nếu cho trẻ uống thuốc cần uống theo đơn bác sĩ và uống đủ liều. Tránh trường hợp uống 1/2 thuốc thấy trẻ giảm bệnh liền dừng sẽ khiến bệnh trẻ không được điều trị dứt điểm.
5. Phòng bệnh về tiêu hóa cho trẻ
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng hệ tiêu hóa.
- Khuyến khích trẻ tăng cường hoạt động thể chất giúp trẻ nâng cao sức khỏe - sức đề kháng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Mẹ cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh tiêu hóa.
- Luôn tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ như rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo vệ sinh trong quá tình chăm sóc trẻ. Những người thân trong gia đình cũng nên có thói quen rửa tay với xà phòng để tránh lây lan bệnh trung gian cho trẻ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)