Trẻ chậm lớn, còi xương vì mẹ cho ăn quá nhiều đạm

Đạm là một trong những chất rất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đạm dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao của trẻ.

banner ads

1. Tác hại khi cho trẻ ăn quá nhiều đạm

tre an thit
Ăn nhiều đạm không tốt như nhiều mẹ nghĩ

Rất ít cha mẹ biết rằng, việc cho trẻ ăn nhiều đạm lại có thể khiến con chậm lớn và có nguy cơ bị còi xương cao. Thông thường, các bà mẹ luôn quan niệm, khi trẻ nhẹ cân thì cần phải bổ sung thêm thật nhiều đạm cho trẻ thông qua thịt động vật, sữa công thức, các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa... Tuy nhiên, thực tế, việc bổ sung sai cách, dư thừa lại có hại cho trẻ nhiều hơn lợi.

Theo các bác sĩ, đạm là thành phần cơ bản của tế bào và rất cần thiết để sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể. Nếu thiếu hụt đạm cơ thể sẽ chậm tăng trưởng suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng, giảm miễn dịch, tăng nhiễm trùng, ngược lại nếu thừa đạm cũng rất nguy hiểm.

Có một thực tế, không phải trẻ nào ăn nhiều đạm cũng béo phì. Ngoài hậu quả là béo phì, ăn nhiều đạm còn khiến trẻ bị thiếu canxi, chậm lớn. Nguyên nhân khi nạp quá nhiều đạp vào cơ thể, áp lực lọc cầu thận sẽ bị tăng cao, gây mất nước. Lúc này, cơ thể buộc phải huy động canxi từ xương để tạo thành phốt-phát can-xi nhằm chuyển hóa và duy trì độ PH ở mức ổn định cho cơ thể.

Như vậy, khi canxi bị lấy từ xương đi quá nhiều thì sẽ dẫn tới xốp xương, loãng xương. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ bị còi xương, thiếu canxi. Đó là lí do nhiều bà mẹ thấy con ăn nhiều mà không lớn được.

banner ads

Ngoài ra, khi dung nạp quá nhiều đạm, canxi phải lấy từ xương để cân bằng độ PH trong và thải qua thận. Khi quá trình này kéo dài sẽ dẫn tới việc lắng đọng và gây sỏi thận. Như vậy, không chỉ ăn mặn mới gây ra sỏi thận, mà ngay cả ăn quá nhiều đạm nguy cơ trẻ bị sỏi thận cũng rất cao.

2. Cho trẻ ăn đạm thế nào mới đúng và đủ?

tre an rau xanh
Cân bằng lượng đạm ở thực vật và động vật

Hầu hết tâm lý chung của các mẹ là sợ con ăn ít, sợ con đói, sợ con còi nên thường xuyên cho con ăn rất nhiều đạm động vật mà không quan tâm tới hậu quả. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn cần thay đổi lại chế độ ăn uống đầy đủ đạm hợp lý cho trẻ để con tránh được các bệnh về thận, béo phì, còi xương...

Theo khuyến cáo của tổ chức kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, trẻ nhỏ từ:

- 1 - 3 tuổi cần 13g đạm/ngày.

- 4 - 8 tuổi cần 19g đạm/ ngày.

- Trong đó, cứ 100g thịt lợn nạc sẽ có 18g đạm; 100g đậu xanh chứa 20g đạm, 100g đậu nành chứa 40g đạm; 100g sữa bột chứa 10 - 26g đạm.

Ngoài ra, các nhà khoa cũng cũng cho rằng, cha mẹ nên cân đối tỉ lệ đạm ở động vật và thực vật cho trẻ. Cụ thể, lượng đạm động vật là 70%/ngày, thực vật 30%/ngày.

Khi trẻ ăn uống đầy đủ, đúng khoa học thì cha mẹ không cần phải bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ nữa. Đồng thời, với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân thì càng phải ăn uống lượng đạm vừa phải, đúng khoa học để hấp thu được. Nếu ăn uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể không những không hấp thu đạm mà còn dẫn tới "dậm cân tại chỗ" và có nguy cơ còi xương, sỏi thận.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI