1. Nguyên nhân trẻ bị tắc ruột
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tắc ruột ở trẻ
- Do hệ thống bài tiết ở trẻ không làm việc, đây gọi là tắc ruột cơ năng hay tắc ruột do liệt ruột.
- Tắc ruột do các cản trở cơ học nằm từ góc Treitz hậu môn hay còn gọi là tắc ruột cơ học.
- Do bị giun đũa dính kết lại gây tắc ruột, trường hợp này thường gặp ở trẻ em vùng nông thôn do ăn uống mất vệ sinh.
- Bị táo bón kéo dài hoặc do khối u
- Khuyết tật bẩm sinh.
- Trẻ ăn các loại hạt cứng hoặc hạt trái cây có nhiều xơ bã, hạt nhỏ như hồng xiêm, cam ổi dẫn tới khó tiêu và gây tắc ruột.
2. Những biểu hiện của chứng tắc ruột
- Trẻ bị đau bụng dữ dội, sốt, không bài tiết phân.
- Trẻ nôn ói nhiều, chướng bụng.
- Trẻ bị táo bón, phân bít lỗ hậu môn và không nhìn thấy được lỗ hậu môn.
- Đối với trẻ thời kỳ mọc răng, nếu bị tắc ruột sẽ có dấu hiệu bụng phình, sốt, phân chảy nước, táo bón nhiều người, nôn mửa, chậm tăng cân.
3. Biến chứng nguy hiểm từ tắc ruột
Tắc ruột gây biến chứng nguy hiểm
Tắc ruột thường xảy ra đối với trẻ sinh non, hoặc do thời kỳ mang thai mẹ bị cảm cúm, đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị tắc ruột cao. Nếu không xử lý kịp thời tình trạng tắc ruột có thể dẫn tới viêm ruột, thủng ruột, sút cân... và nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng trẻ.
4. Mẹ làm gì khi trẻ bị tắc ruột?
- Đối với trẻ sơ sinh mẹ cần theo dõi lượng thải phân của trẻ sau 6 - 8 tiếng. Nếu trong khoảng thời gian này không thấy trẻ thải phân thì cần phải cho bé đi viện kiểm tra ngay.
- Đối với trẻ thời kỳ ăn dặm, nếu mẹ thấy trẻ có dấu hiệu nôn ói, táo bón, sốt, đau bụng thì cần phải cho đi viện ngay.
Mẹ không thể tự xử lý bệnh lý này ở nhà vì nó rất nguy hiểm, chậm đưa con tới bệnh viện có thể gây nguy hiểm cho con. Do đó, mẹ cần phải trang bị kiến thức về bệnh lý tắc ruột để phát hiện kịp thời và đưa con đi cấp cứu.
5. Phòng tắc ruột ở trẻ
- Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để không bị cảm cúm và sinh non.
- Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm cần kiểm soát kỹ những thực phẩm cho trẻ ăn. Hệ tiêu hóa trẻ còn yếu do đó chỉ nên cho ăn thực phẩm mềm, không nên quá cứng và khó tiêu.
- Cho trẻ ăn trái cây, uống nhiều nước giúp đường ruột khỏe mạnh, đi tiểu thường xuyên.
- Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh để phòng bị giun gây tắc ruột.
Yeutre.vn (Tổng hợp)