Trẻ bị ho gà: Bệnh nguy hiểm mẹ chớ chủ quan

Ho gà là bệnh khá phổ biến nhưng không tạo thành dịch. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan khi trẻ bị ho gà vì nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng và dẫn tới tử vong.

banner ads

1. Nguyên nhân trẻ bị ho gà

48006-benh-ho-ga-o-tre-em-trieu-chung-va-cach-chua-tri-tot-nhat.jpg

Trẻ bị ho gà do vi khuẩn ho gà gây nên

- Trẻ bị mắc bệnh ho gà do vi khuẩn ho gà gây nên. Vi khuẩn này thường lây theo đường hô hấp.

- Tiếp xúc với vùng bệnh có vi khuẩn ho gà dẫn tới trẻ dễ bị nhiễm bệnh nếu sức đề kháng yếu.

- Trẻ chưa được tiêm chủng ho gà nên dễ bị mắc bệnh ho gà.

2. Triệu chứng ho gà

Theo các bác sĩ, giai đoạn đầu mắc bệnh ho gà, trẻ thường có triệu chứng sốt nhẹ và ho khan, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Các biểu hiện này sẽ tăng dần theo tình trạng bệnh.

Khi tình trạng nặng hơn, trẻ sẽ có các biểu hiện như ho theo từng cơn nặng và kéo dài. Khi ho, trẻ sẽ đỏ mặt, tím tái người và có nguy cơ suy hô hấp. Trong mỗi cơn ho thường xuất hiện đờm dãi và rít lên thành tiếng.

Đối với trẻ sơ sinh, ho gà rất nguy hiểm, các cơn ho có thể khiến trẻ chảy máu mắt, tím tái, đau đớn nếu không được điều trị kịp thời.

3. Biến chứng ho gà

Ho gà là bệnh khá phổ biến và không thành dịch, nhưng bệnh lâu ngày không chữa sẽ gây ra những biến chứng rất nặng nề. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn yếu, khi mắc bệnh ho gà trẻ sẽ ho dai dẳng, ho quặn người và gặp nhiều biến chứng như:

- Suy hô hấp: ho gà kéo dài thành từng cơn không ngừng, đau đớn sẽ khiến trẻ suy hô hấp, cơ thể không đủ oxy.

- Viêm phổi: Ho gà nặng, lâu ngày không khỏi dẫn tới viêm phổi ở trẻ. Theo các bác sĩ, hầu hết các trẻ nhập viên khi bị ho gà đều nặng và lâu ngày không điều trị dẫn tới biến chứng viêm phổi.

- Viêm màng não: đây là biến chứng về thần kinh và thường xảy ra ở trẻ 12 tháng tuổi. Bệnh lý này thường có dấu hiệu co giật, chậm phát triển não.

- Nhiễm trùng: Biến chứng này có biểu hiện như viêm phổi, viêm tai và gây tử vong cao. Đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi, sức đề kháng yếu. Nhiều thống kê cho thấy, 3/4 trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà bị tử vong.

4. Cách phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ

48007-benh-ho-ga-o-tre-so-sinh.jpg

Tiêm vắc-xin để phòng ho gà ở trẻ

- Cách phòng ngừa bệnh ho gà tốt nhất ở trẻ là tiêm vắc-xin cho trẻ. Hầu hết khi mang thai, nhiều mẹ chủ quan không tiêm phòng vắc-xin ho gà. Trong khi đó, trẻ sơ sinh sau khi sinh ra ít nhất được 6 tuần mới tiêm vắc-xin ho gà, và trẻ có nguy cơ mắc bệnh ho gà trước 6 tuần tuổi. Vì vậy, việc chăm sóc thai nhi ngay từ trong bụng mẹ rất quan trọng. Người mẹ được tiêm phòng vắc-xin ho gà sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ho gà ở trẻ khi trẻ dưới 6 tuần tuổi.

- Không cho trẻ tiếp xúc nơi đông người, nơi có dịch bệnh ho gà. Đặc biệt, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cần cách ly với nhiều người càng tốt để tránh lây bệnh. Do lúc này, sức đề kháng trẻ còn yếu, chỉ cần có chủng virus ho gà trẻ sẽ dễ dàng bị lây bệnh.

- Tiêm đầy đủ vắc-xin 5 trong 1 cho trẻ để phòng bệnh này.

5. Làm gì khi trẻ bị ho gà?

- Đối với trẻ sơ sinh, ngay sau khi có dấu hiệu ho liên tục, từng cơn dai dẳng, ho tím tái mặt mũi thì cần đưa trẻ tới bệnh viên uy tín và thăm khám ngay.

- Đối với trẻ lớn hơn, tình trạng bệnh nhẹ thì có thể điều trị ngoại trú. Cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống thuốc theo đơn bác sĩ, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Không kiêng các thực phẩm được cho là gây ho như hải sản vì có thể làm thiếu hụt dinh dưỡng.

- Sau mỗi cơn ho, mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng để thông đường thở. Không dùng chung khăn cả nhà với khăn trẻ, nên cách ly trẻ để tránh bệnh thành dịch.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI