Top 9 thực phẩm nguy hiểm đối với trẻ dưới 1 tuổi

Hầu hết các mẹ có trẻ ăn dặm đều tập trung cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, đủ bữa mà quên mất rằng một số loại thực phẩm được dùng phổ biến lại chứa những chất có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu chưa biết đó là những thực phẩm nào mẹ có thể tham khảo bài viết sau nhé!

banner ads

1. Mật ong

14628-thuc-pham-cam-2.jpg

Mật ong không thực sự an toàn cho các trẻ dưới 1 tuổi.

Mật ong rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của mọi người nhưng nó không thực sự an toàn cho các trẻ dưới 1 tuổi. Thậm chí, khi bạn dùng nó để rơ lưỡi cho trẻ hoặc làm nguyên liệu bào chế các hỗn hợp thảo dược trị ho thì nó vẫn có thể dẫn đến nguy cơ dị ứng hoặc ngộ độc.

Trong thành phần của mật ong có chứa bào tử clostridium botulinum. Hợp chất này là thủ phạm gây ra một số ca ngộ độc nguy hiểm cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Tuy rằng tỷ lệ mật ong chứa bào tử này chỉ ở mức 5% nhưng một khi trẻ nuốt phải nó có thể gây ra tử vong. Điều này được lý giải là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ các lợi khuẩn như ở hệ tiêu hóa của người trưởng thành. Do đó, nó không có khả năng tiêu diệt bào tử và ngăn ngừa độc tố phát tán khiến hiện tượng ngộ độc xảy ra.

2. Lòng trắng trứng

14629-thuc-pham-cam-3.jpg

Protein trong lòng trắng trứng có thành phần rất phức tạp mà hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ lại không đủ sức để chuyển hóa hết.

Cũng tương tự như sữa tươi, protein trong lòng trắng trứng có thành phần rất phức tạp mà hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ lại không đủ sức để chuyển hóa hết. Khi trẻ bị dị ứng với lòng trắng trứng nó có thể khiến trẻ đau quặn bụng hoặc nổi mề đay, xuất hiện chàm da. Chưa kể, một số trứng trong quá trình vận chuyển có thể bị vỡ và tạo điều kiện vi khuẩn bên ngoài vỏ trứng xâm nhập làm biến đổi mùi và sinh ra độc tố. Nếu chẳng may ăn phải những quả trứng này, trẻ có nguy cơ ngộ độc rất cao.

Nếu muốn trẻ bổ sung dinh dưỡng từ trứng, tốt nhất mẹ chỉ nên dùng lòng đỏ cho bé ăn. Sau khi trẻ hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn trứng bình thường.

3. Sữa tươi

14627-thuc-pham-cam-1.jpg

Các dạng protein có trong sữa tươi gây quá tải cho hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi.

Do cấu trúc và chức năng của hệ tiêu hóa, thận ở trẻ dưới 1 tuổi chưa thể hoàn thiện nên việc chuyển hóa những protein phức tạp như các dạng protein có trong sữa tươi sẽ gây nên hiện tượng quá tải. Hậu quả của việc cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi uống sữa tươi sớm có thể khiến các bé dễ mắc phải các dị ứng như eczema (chàm), tiểu đường hoặc hen suyễn.

Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi dùng sữa tươi khi mà hệ tiêu hóa và thận của trẻ đã bắt đầu đạt đến sự hoàn chỉnh nhất định để đảm đương vai trò chuyển hóa các chất phức tạp hơn. Song song đó, bạn nên thay đổi khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày của trẻ lên mức cao hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất và trí não của trẻ bằng những thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin và các khoáng tố thiết yếu khác.

4. Thạch

14630-thuc-pham-cam-4.jpg

Trẻ nhỏ ăn thạch rất dễ bị hóc gây nên ngạt thở.

Thạch đông là do gelatin, một chất được chiết xuất từ da động vật. Khi những viên thạch đông dễ trơn tuột này vào đến đường thở của trẻ nó có thể tiếp tục biến dạng và bám chặt gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến tình trạng ngạt.

Ngay cả khi xử lý tai nạn bằng cách gắp thạch ra ngoài, chúng cũng có thể bị vỡ vụn và tiếp tục xuống sâu hơn, gây cản trở cho công tác cấp cứu. Những ca hóc thạch như thế này không phải hiếm và nó đã từng là nguyên nhân dẫn đến tử vong rất thương tâm cho không ít trẻ nhỏ. Vì thế, tốt nhất khi trẻ chưa được 5 tuổi, mẹ không nên cho bé tự ăn thạch.

5. Các loại hạt đậu, lạc

14631-thuc-pham-cam-5.jpg

Nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với lạc, bơ lạc hoặc một số loại đậu.

Nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với lạc, bơ lạc hoặc một số loại đậu. Do đó, nguyên tắc khi mẹ cho bé ăn dặm là bắt đầu từ lượng nhỏ trước. Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa trên bề mặt da mẹ sẽ biết bé bị dị ứng với loại thực phẩm gì để tránh lặp lại.

Khi cho trẻ dùng các loại đậu, lạc nên nấu chín mềm và tán nhuyễn để tránh tai nạn hóc dị vật gây ngạt thở.

Khoảng 4 tuổi trẻ có thể nhai nuốt các loại đậu nguyên hạt để bổ sung dưỡng chất.

6. Gan động vật

14632-thuc-pham-cam-6.jpg

Trước khi chế biến thành những món ngon, gan phải được sơ chế thật kỹ.

Vì trong gan động vật có nhiều chất sắt nên các mẹ đều nghĩ rằng dùng nó cho trẻ ăn sẽ rất tốt. Tuy nhiên, gan lại chính là bộ phận đào thải độc tố quan trọng. Nếu chưa được xử lý kỹ lưỡng gan lại là một thực phẩm tiềm ẩn nhiều độc tố hơn cả.

Nếu muốn cho bé dùng mẹ phải rất cẩn thận từ khâu lựa chọn thực phẩm. Nên chọn những lá gan không có tụ máu hầm hoặc bị biến sắc vì đó có thể là gan của động vật nhiễm bệnh. Khi đem về sơ chế, mẹ phải rửa thật sạch qua nước muối và ngâm với nước nóng hoặc sữa tươi để loại bỏ bớt các độc tố.

7. Đậu cove

14633-thuc-pham-cam-7.jpg

Trong trái đậu cove có chứa một loại độc tố có tên “saponin” gây ra tình trạng viêm mạch máu.

Trong trái đậu cove có chứa nhiều vitamin và protein, rất tốt cho hệ tiêu hóa, và thận. Vậy nhưng, đồng thời nó cũng chứa một loại độc tố có tên “saponin”. Chất này khi vào đến thành dạ dày non yếu của trẻ có thể phá hủy các tế bào. Nặng hơn còn gây ra tình trạng viêm mạch máu.

Nếu mẹ dùng đậu cove chế biến món ăn cho các bé lớn hơn nên chú ý đậu có hiện tượng “sôi giả”, tức sủi bọt khi nước chưa đạt độ sôi. Khi lầm tưởng điều này, mẹ có thể sẽ cho con mình ăn loại đậu chưa chín và sẽ khiến con dễ bị ngộ độc.

8. Các loại cá nước sâu

14634-thuc-pham-cam-8.jpg

Cá ngừ nước sâu rất dễ bị nhiễm thủy ngân.

Cá là thực phẩm bổ sung nhiều axit béo omega-3 nhất. Thế nhưng, một số loại cá nước sâu như cá ngừ, cá kiếm, cá pecca vàng hoặc cá thu lại rất dễ nhiễm thủy ngân. Nếu tích tụ lượng thủy ngân lớn, trẻ sẽ bị hạn chế phát triển não bộ hoặc gặp phải những vấn đề về thần kinh. Những kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động, nghe nhìn của trẻ vì thế cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

9. Nước ép trái cây

14635-thuc-pham-cam-9.jpg

Nếu uống quá 120ml nước trái cây trong một ngày, trẻ có thể bị tiêu chảy cấp.

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng tố quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, trẻ trong giai đoạn ăn dặm chỉ nên uống vài muỗng nước trái cây mỗi ngày. Nếu vượt quá 120ml nước trái cây trong một ngày, trẻ có thể bị tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước và mất sức.

Như vậy, dù với những loại thực phẩm được dùng rất phổ biến và tưởng chừng an toàn thì mẹ vẫn nên biết rõ thành phần của chúng và độ tuổi phù hợp để dùng sao cho hợp lý nhất nhằm đảm bảo sức khỏe cho các con nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI