Thực hư chuyện mẹ vừa mang bầu vừa cho con bú, thai nhi sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng

Có nên vừa mang bầu vừa cho con bú hay không là băn khoăn, lo lắng của rất nhiều mẹ. Vì không ít thông tin ho rằng, nếu cho trẻ bú khi mang thai có thể dọa sảy thai ở người mẹ hoặc thai nhi còi cọc, suy dinh dưỡng.

banner ads

Thực hư chuyện này thế nào?

1. Có nên vừa mang bầu vừa cho con bú?

vua mang thai vua cho con bu
Vừa mang thai vừa cho con bú vẫn còn gây nhiều tranh cãi

Theo quan niệm trước đây, khi mang thai người mẹ nên "cắt" sữa cho con đầu vì nếu tiếp tục cho con bú có nguy cơ gây dọa sảy thai và thai nhi còi cọc.

Giải thích về điều này, một số người cho rằng cơ thể người mẹ phải một lúc nuôi dưỡng 3 người: mẹ, em bé, thai nhi. Vì dinh dưỡng bị chia làm 3 phần nên thai nhi sẽ không được nhận đủ dinh dưỡng, từ đó dẫn tới suy dinh dưỡng, còi cọc ngay trong bụng mẹ. Ngoài ra, một số ý kiến khác con cho rằng, nếu người mẹ đang mang thai vẫn ho trẻ bú sẽ khiến con bị đau bụng, đi ngoài, còi cọc.

Thậm chí nhiều bà mẹ còn lo lắng, khi cho con bú lúc mang thai sẽ khiến tử cung co bóp mạnh và có nguy cơ dọa sảy thai hoặc sinh non. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu mẹ mang thai và đang cho con bú thì không cần quá lo lắng. Đối với bé dưới 18 tháng tuổi và bú mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú bình thường do cơ thể người mẹ vẫn tiếp tục tiết sữa cho con bú. Điều cần làm là mẹ cần đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng trong thai kỳ thật tốt để có thể đủ sức chăm sóc trẻ.

Sự kích thích trong quá trình cho em bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ nho nhỏ. Hầu hết những cơn thắt này không gây bất kỳ vấn đề gì.

2. Bất kỳ bà mẹ nào mang bầu cũng có thể cho con bú?

mang bau
Bà bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ mới nên cho con bú khi mang thai

Đây mới là vấn đề các bà bầu cần quan tâm. Bạn hoàn toàn có thể cho con bú khi mang thai, thậm chí cho con bú sau khi sinh bé tiếp theo và nó hầu như hoàn toàn tốt đối với sức khỏe của mẹ, của em bé, của thai nhi.

Tuy nhiên, với điều kiện bạn hoàn toàn khỏe mạnh không có tiền sử chuyển dạ sớm, sẩy thai hoặc tăng ít cân trong thời kỳ mang thai trước, từng bị chảy máu khi mang thai. Nếu bạn có những tiền sử trên thì cần phải cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không. 

3. Mẹ vẫn tiết sữa non khi cho bé lớn bú

Điều kỳ diệu khi mang thai và nuôi bú song song, người mẹ vẫn tạo sữa non trong thời kỳ mang thai theo cách riêng hoặc xảy ra nếu bé lớn ngưng bú một thời gian. 

Mùi vị sữa non có thể hơi khác và khiến bé lớn bỏ bú giai đoạn này, một số bé vẫn kiên trì bú và nhận thêm được nhiều dinh dưỡng hơn nữa từ sữa mẹ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng sữa non sẽ bị bé lớn bú hết vì nó luôn được tiết theo nhu cầu của mỗi bé.

Ngoài ra, khi bú sữa non, bé lớn có thể đi ngoài lỏng hơn bình thường. Điều này do sữa non để giúp em bé sau sinh đào thải phân su, do đó bé lớn sẽ nhuận tràng hơn và đi phân lỏng hơn bình thường. 

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI