Táo tàu chứa nhiều giá trị dinh dưỡng trị thiếu máu cho phụ nữ
Theo Health Sina, từ xưa đến nay táo tàu là loại trái cây được ưa thích vì công dụng bổ máu tuyệt vời của nó. Các nhà khoa học khẳng định táo tàu tốt cho những người bị thiếu máu. Hàm lượng sắt có trong táo tươi khoảng 1,2 mg trong 100 g, cao hơn các loại quả khác. Đặc biệt hàm lượng vitamin C khá cao, khoảng 243 mg/100 g. Vitamin C giúp thúc đẩy hấp thụ sắt, phòng tránh tình trạng thiếu máu và thiếu sắt. Theo tính toán, lượng vitamin C trong táo tàu tươi cao gấp 16 lần long nhãn tươi, 26 lần quả vải và 82 lần bình quả tươi (loại táo to nhập khẩu từ châu Âu hoặc Trung Quốc).
Vì vậy, đại táo được mệnh danh là “đệ nhất” trong các sản phẩm “đại tư bổ”, có khả năng hỗ trợ “bổ trung ích khí, kiên chí cường lực”. Vậy nên, việc táo tàu có tác dụng hỗ trợ sinh huyết dưỡng huyết, được dùng để hỗ trợ phòng chống chứng thiếu máu là điều dễ hiểu.
Món ăn từ táo tàu giúp bổ máu
1. Cháo táo tàu, hạt sen, long nhãn
Vo gạo nếp vào trong nồi cùng với táo tàu, hạt sen và một lượng nước thích hợp và nấu lên với ngọn lửa to, sau khi sôi bùng chuyển sang lừa vừa và nấu chín, chờ tới lúc cháo đã sền sệt cho long nhãn bỏ hạt và một lượng đường phèn thích hợp vào, nấu một lúc nữa là được.
Phương pháp này có công dụng giúp cơ thể sinh dịch, nhuận khô, an thần dưỡng máu, thích hợp cho những người có tâm, tỳ hư yếu, khí huyết không đủ, ăn uống không ngon, kiệt sức toàn thân, mất ngủ nhiều ác mộng, đồng thời cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt cho những nam giới bị di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm …
2. Chè hạt sen táo đỏ
Chuẩn bị
- 100g hạt sen.
- 20g táo đỏ.
- Đường phèn
Chế biến
- Bước 1: Hạt sen trước khi sử dụng cần được lột vỏ và tách tâm sen – đối với hạt sen tươi, hoặc ngâm mềm trước khi nấu – đối với hạt sen khô.
- Bước 2: Táo đỏ rửa sạch và ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút để táo nở ra.
- Bước 3: Hầm hạt sen lần thứ nhất
Sau khi hoàn thành bước sơ chế, bạn sẽ tiến hành nấu mềm hạt sen. Đối với hạt sen tươi nấu mềm sẽ giúp hạt sen tươi bớt mủ, còn đối với hạt sen khô giúp hạt mềm đều và không bị sượng. Sau khi hầm chín hạt sen (khoảng 30 phút), bạn vớt hạt sen ra ngoài. Xả qua với nước lạnh để nước chè sau khi nấu không bị đục.
- Bước 4: Hầm hạt sen lần thứ hai
Bạn sử dụng một nồi nước mới với lượng nước đủ dùng để nấu chè, không nên nấu nhiều loãng chè, sẽ kém hiệu quả.
Cho táo đỏ vào và nấu sôi tới khi táo ngậm nước và nở căng tròn thì cho hạt sen vào và hầm thêm 5 phút nữa để hương vị của 2 loại nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Tiếp tục cho thêm đường phèn vào tùy theo khẩu vị của bạn hoặc người thân và tắt bếp.
3. Chè táo tàu đậu xanh
Chuẩn bị
- Táo tàu: 50g
- Đậu xanh: 50g
- Đường đỏ lượng vừa đủ.
Chế biến
- Táo rửa sạch, dùng dao khía dọc
- Đậu xanh ngâm nước 8 tiếng sau đó đãi kỹ.
- Hai thứ đem ninh nhừ rồi chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.
Lưu ý : Không nên quá lạm dụng, ăn táo tàu không đúng cách vừa không hấp thụ được chất dinh dưỡng vốn quý của loại trái này mà còn gây hại đến sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy ăn quá nhiều táo tàu một ngày sẽ không có chút tác dụng bổ máu nào. Ngoài ra, các nhà khoa học nhấn mạnh táo tàu chỉ có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu chứ không thể chữa khỏi bệnh thiếu máu kèm theo thiếu sắt.
Trong dân gian người ta hay khuyên nhau “mỗi ngày ba quả táo, một đời không sợ già”. Một trong những công dụng của táo tàu là bổ máu. Hãy chăm chỉ ăn táo tàu để máu huyết luôn dồi dào, da dẻ hồng hào sáng min nhé.
Tổng hợp