Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là một trong những dị tật khá phổ biến nhưng không phải mẹ nào cũng biết về căn bệnh này. Tìm hiểu về thoát vị rốn sẽ giúp mẹ trang vị kiến thức cần thiết để chăm sóc và điều trị cho trẻ khi bị dị tật này.

banner ads

1. Nguyên nhân trẻ bị thoát vị rốn

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Rốn là "cầu nối" dinh dưỡng giữa mẹ và bào thai, giúp bào thai có thể phát triển trong suốt thời gian trong bụng mẹ. Sau khi chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn và dây rốn sẽ được khô, rụng sau 1 - 2 tuần. Vết thương tại đây sau khi lành sẽ tạo thành rốn của trẻ.

Khi lành, lỗ ở thành bụng đi qua rốn sẽ tự động đóng lại, tuy nhiên, ở một số trẻ, cơ bụng không đóng kín và gây ra hiện tượng thoát vị rốn.

banner ads

Thoát vị rốn xảy ra khi một phần nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường, chui ra ngoài và tạo thành khối lồi tại vùng rốn.

2. Trẻ nào dễ mắc dị tật thoái vị rốn?

Thoát vị rốn thường xảy ra nhất đối với các bé sinh non hoặc nhẹ cân, đặc biệt ở các bé gái. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, mẹ cần phải ăn uống, nghỉ ngơi và dưỡng thai tốt nhất để trẻ chào đời khỏe mạnh.

3. Dấu hiệu trẻ bị thoát vị rốn

Khối tròn hiện lên ngay vị trí lỗ rốn

- Một khối tròn hiện lên ngay tị vị trí lỗ rốn.

- Thoát vị rốn có thể to lên khi bé khóc, ưỡn, ho và nhỏ đi khi bé thư giãn.

- Khi ấn vào rốn bé không cảm thấy đau.

4. Biến chứng khi trẻ bị thoát vị rốn

Thoát vị rốn rất dễ nhận thấy, tuy nhiên nhiều mẹ vẫn bỏ qua và không cho trẻ thăm khám kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như hoại tử đoạn ruột nằm trong thoát vị rốn. Do đoạn ruột bị kẹt trong khối thoát vị rốn lâu quá, máu sẽ truyền đến ít hơn, gây đau vùng rốn và tổn thương ruột. Để lâu sẽ dẫn tới hoại tử.

Ngoài ra, thoát vị rốn có thể dẫn tới nhiễm trùng ổ bụng và đe dọa tính mạng trẻ.

5. Cách điều trị thoát vị rốn

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phần đa thoát vị rốn sẽ tự khỏi sau khi trẻ được 1 tuổi, một số trẻ có thể mất thoát vị rốn từ 4 - 5 tuổi. Trong khi thấy thoát vị rốn của trẻ chưa hết, các mẹ không nên cố gắng ấn thoát vị rốn vào ổ bụng trẻ.

Khi được 2 - 4 tuổi, nếu trẻ không tự hết thoát vị rốn và thoát vị rốn to dần lên thì sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

6. Cách phòng thoát vị rốn

Một số mẹ cố gắng hạn chế cho con ít khóc hoặc ít rướn bụng để phòng thoát vị rốn. Tuy nhiên, thực tế, các bác sĩ cho biết, chỉ có thể phòng được thoát vị rốn bằng cách cố gắng không sinh non. Còn bất kỳ biện pháp khác không hề làm cho bé không bị thoát vị rốn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI