Theo dõi sự phát triển của song thai trong bụng mẹ từ tuần 1 - tuần 40

So với việc mang thai đơn, khi mang song thai tất cả mệt mỏi dường như gấp đôi. Và chắc chắn tử cung chật chội của mẹ cũng sẽ chịu áp lực không nhỏ. Cùng dõi theo sự phát triển của song thai trong bụng mẹ ra sao nhé!

banner ads

Tuần 1: Đây là lúc niêm mạc tử cung của mẹ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới. Đồng thời buồng trứng đang "rục rịch" cho quá trình rụng trứng. Người ta sẽ tính tuần thai vào lúc này, tức ngày đầu kỳ kinh cuối dù lúc này mẹ chưa có mang.
Tuần 2: Lớp niêm mạc tử cung dày hơn. Có 1 hoặc 2 trứng sẽ bứt ra khỏi buồng trứng.
Tuần 3: Sau khi được thụ tinh, trứng phân chia và di chuyển xuống tử cung. Lớp nội mạc tử cung được giữ lại nhờ một loại hormone do phôi thai tiết ra và mẹ nhận biết được hiện tượng mất chu kỳ kinh nguyệt.
Tuần 4: Ngực mẹ căng tức do hormone thai kỳ. Đi cùng đó là các dấu hiệu buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi và đau lưng…
Tuần 5: Nôn ói dữ dội cho biết mẹ đang mang song thai. Sự mệt mỏi cũng tăng lên gấp bội. Mẹ sẽ nhận biết số lần đi tiểu tăng hơn do áp lực của tử cung lên bàng quan. Siêu âm trong tuần này, có thể nhận biết hai túi thai tồn tại trong tử cung của mẹ.
Tuần 6: Mô tuyến vú của mẹ bắt đầu mở rộng. Đây cũng là lúc mẹ bắt đầu cơn thèm ăn uống dữ dội do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Việc đi tiểu thường xuyên cũng là điều dễ hiểu vì vậy mẹ nên cẩn thận với triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu nhé!
Tuần 7: "Nhũ hoa" sẫm màu hơn. Mẹ mệt mỏi hơn. Do đó, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều song song với một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tuần 8: Tim mẹ làm việc rất mệt mỏi, khi phải bơm thêm 50% máu mỗi phút. Đây cũng là lúc mẹ buồn chán và mệt mỏi cực điểm.
Tuần 9: Hormone thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn. Song đó cũng là lý do khiến mẹ dễ bị táo bón và đầy hơi.
Tuần 10: Tử cung của mẹ lúc này đã mở rộng hơn đến khoảng kích thước của một trái bưởi. Hormone thai kỳ cũng có thể khiến mẹ xuất hiện nhiều mụn trứng cá hơn.
Tuần 11: Tóc và móng tay mẹ mọc nhanh hơn do hormone thai kỳ mang lại. Lúc này mẹ cần bổ sung khoảng 500calo/ngày.
Tuần 12: Lúc này mẹ đã tăng từ 3-5kg.
Tuần 13: Từ lúc này trở đi xem như mẹ bước qua ngưỡng nguy hiểm của nguy cơ sẩy thai.
Tuần 14: Mẹ thấy miệng mình tiết nhiều nước bọt hơn. Điều này rất bình thường. Tuy lúc này thai nhi đã bắt đầu di chuyển nhưng mẹ khó cảm nhận được.
Tuần 15: Mẹ đã có thể tăng lên 6-7kg và tiếp tục tăng thêm 1,5-1kg mỗi tuần. Nếu siêu âm sẽ biết được giới tính của bé.
Tuần 16: Kích thước tử cung tăng lên rất nhanh khiến vòng bụng căng tức. Mẹ nhớ bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ vì nhu cầu sắt của mẹ song thai gấp 4 lần mẹ mang thai đơn nhé!
Tuần 17: Lúc này, các cử động thai đã được nhận biết. Chân mẹ có thể sưng phù và mẹ khó ngủ hơn vì bụng ngày càng lớn.
Tuần 18: Mẹ thường xuyên xuất hiện cơn đau lưng. Nhưng bù lại sẽ cảm nhận được nhiều và rõ hơn chuyển động của con.
Tuần 19: Việc lưu lượng máu tăng cường có thể khiến mẹ hay bị chóng mặt và mệt mỏi. Nghỉ ngơi nhiều là giải pháp tốt nhất.
Tuần 20: Lúc này mẹ đã tăng cân khoảng 9-10kg. Những bài tập Kegel sẽ giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.
Tuần 21: Mẹ đã bước qua nửa chặng đường thai kỳ và đang nhận thấy những vết rạn da qua từng ngày.
Tuần 22: Triệu chứng ợ nóng do tử cung chèn ép lên dạ dày đang hành hạ mẹ.
Tuần 23: Mẹ đã tăng đến 12kg. Do tử cung chèn ép vào bàng quang ngày càng lớn khiến mẹ thường xuyên đi tiểu. Những cơn đau ở lưng và hông do dây chằng bị giãn tiếp tục hành hạ mẹ.
Tuần 24: Việc đi lại bắt đầu khó khăn bởi sự mất cân bằng. Hoạt động bơm máu ở tim tăng cường nên mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi. Cộng thêm triệu chứng khô và ngứa da do rạn khiến mẹ không thể yên.
Tuần 25: Những cú nhào lộn của bé ngày một rõ hơn và lúc này tử cung mẹ đã bằng kích thước của một quả bóng.
Tuần 26: Mẹ bắt đầu khó ngủ hơn trước nên cần tìm đến những thiết bị trợ giúp như gối ngủ bà bầu chẳng hạn. Hai bé càng lớn, mẹ càng có nguy cơ bị táo bón nên cần bổ sung thật nhiều rau và trái cây, đồng thời uống nhiều nước mỗi ngày.
Tuần 27: Đau lưng, đau hông và đau chân là những gì lời than hàng ngày của mẹ. Bên cạnh đó mẹ cũng bắt đầu xuất hiện cả những cơn đau bụng giả (Braxton Hicks).
Tuần 28: Đây là tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ ba và là lúc để mẹ tham gia các lớp học tiền sản.
Tuần 29: Thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy những cơn chuột rút ở chân trong lúc ngủ. Điều này rất bình thường. Nếu gặp phải mẹ nên căng thẳng bàn chân một lúc để chữa khỏi nhé!
Tuần 30: Lưu lượng máu chậm hơn có thể khiến mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch và gây ngứa trên da.
Tuần 31: Xuất hiện sữa non ở đầu vú để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa sắp đến.
Tuần 32: Mẹ vẫn có thể tăng tới 0,5-1kg/tuần. Song song đó, việc mất ngủ khiến mẹ khá mệt mỏi.
Tuần 33: Áp lực của tử cung lên bàng quang lúc này rất lớn khiến mẹ dễ bị són tiểu. Các cơn đau giả Braxton Hicks cũng xuất hiện nhiều hơn.
Tuần 34: Lúc này chuẩn bị đồ cho con là vừa rồi nhé!
Tuần 35: Áp lực đè lên vùng xương chậu rất lớn do hai thai nhi đã xoay đầu, trúc xuống xương ch để thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
Tuần 36: Nằm nghiêng về bên trái giúp việc bơm máu được thuận lợi hơn và mẹ cũng dễ ngủ hơn. Áp lực thai đến dây thần kinh khiến mẹ bị tê ở ngón tay, bàn tay hoặc ngón chân.
Tuần 37: Tử cung đạt đến mức giãn nở tối đa và áp lực lên bàng quang đạt cực đỉnh.
Tuần 38: Cổ tử cung bắt đầu mỏng dần để sẵn sàng cho việc khai hoa nở nhụy. Nếu thấy đốm máu hồng hoặc xuất hiện hiện tượng rò ối, mẹ nên nhập viện ngay.
Tuần 39: Thai nhi không còn tăng cần nhiều vào lúc này. Mẹ cũng cần nhớ mang song thai bao giờ cũng sinh sớm hơn đơn thai nhé!
Tuần 40: Song thai kết thúc muộn nhất là vào tuần 39. Vì vậy, nếu đến lúc này vẫn chưa thấy dấu sinh nên nhập viện để theo dõi. Hãy sẵn sàng cho cuộc vượt cạn đầy gian nan để tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc được nhìn con cất tiếng khóc chào đời.

Yeutre.vn (Lược đọc) Theo Khampha.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI