Thay vì ép con, mẹ hãy thực hiện một số đều dưới đây để giúp con hiểu chuyện hơn và có ý thức về lỗi mà mình mắc phải.
1. Hỗ trợ trẻ trong việc giao tiếp
Trẻ đánh nhau vì chúng không hiểu nhau và không biết giao tiếp với nhau. Mỗi lần như vậy, bạn lại bắt đứa nhỏ xin lỗi đứa lớn hoặc bắt trẻ (người mà đánh bạn) xin lỗi nhau. Bạn càng bắt trẻ xin lỗi trẻ càng cáu gắt và khó chịu. Chúng có thể làm theo lời bạn lúc đó nhưng một lúc sau, bạn sẽ lại thấy chúng đánh nhau và khóc.
Trong trường hợp này, thay vì bắt trẻ xin lỗi hãy dạy trẻ cách giao tiếp với nhau để hiểu nhau hơn và chơi với nhau vui vẻ. Hãy giúp trẻ học cách diễn tả mong muốn và nhu cầu của mình, biết cách lắng nghe nhau. Đồng thời giúp trẻ lặp lại những điều chúng nghe từ bạn bè của mình, trẻ sẽ bắt đầu tìm cách hàn gắn hơn.
2. Để con tự quyết định hàn gắn và sửa sai
Người lớn ép trẻ nhận sai, ép trẻ phải chơi với nhau mà không biết rằng trẻ có muốn hay không. Thậm chí nếu làm nhiều lần như vậy trẻ sẽ chống đối và ghét đối phương. Hãy để cho trẻ tự quyết định muốn chơi nữa hay không và học cách sửa lỗi lầm của mình. Cách làm tốt nhất là cha mẹ khích lệ trẻ nên làm gì để cải thiện tình hình. Ví dụ như, con có thể làm một tấm thiệp để tăng bạn hoặc con có thể sửa lại đồ chơi đã vỡ.
Điều này giúp con ý thức được việc mình làm, chủ động trong việc hàn gắn tình cảm khi đã phạm sai lầm.
3. Chờ đợi cơn giận của con nguôi ngoai
Trong khi trẻ đang tức giận, bắt trẻ nói xin lỗi thật không hay tí nào. Do đó, cha mẹ hãy chờ đợi cơn giận của con nguôi ngoai và giải thích cho trẻ biết con đã sai ở đâu và để con tự quyết định có nên nói lời xin lỗi hay không. Khi con thật lòng muốn xin lỗi con sẽ hiểu chuyện và có trách nhiệm hơn với những gì mình làm.
Cha mẹ cũng có thể đặt địa vị vào mình vào trẻ để hiểu rằng, lúc tức giận là lúc mà trẻ không hề nhận ra lỗi sai hoặc một số trẻ có thể không thích xin lỗi ngay lúc đó dù chúng biết chúng đang sai. Kiên nhẫn dạy con là điều mà cha mẹ nào cũng nên bắt đầu học làm.
Yeutre.vn (Tổng hợp)