Thai quá ngày dự sinh và những rủi ro có thể gặp phải

Đã quá ngày sinh 2 tuần mà con chẳng chịu ra. Việc chờ đợi từng ngày càng khiến mẹ bầu cảm thấy khó mà giữ được bình tĩnh. Nhưng hậu quả nghiêm trọng hơn thế mẹ đã biết chưa? Sau bao lâu thai nhi được coi là quá ngày sinh Thai kỳ kéo dài đến 42 tuần được coi là thai quá ngày sinh.

banner ads

Có khoảng 7% trẻ quá ngày sinh đến 2 tuần so với dự kiến, tức kéo dài thai kỳ đến 42 tuần trong khi bình thường một thai phụ chỉ trải qua 38 - 40 tuần thai.

Trên thực tế, do nhiều phụ nữ chưa tính được chính xác ngày thụ thai nên không thể căn cứ vào đây để xác định xem thai nhi quá ngày sinh hay chưa. Cũng vậy, ngày rụng trứng của mỗi người chỉ dựa trên phỏng đoán trong khi đó mỗi thai nhi lại có một điều kiện phát triển khác nhau.

Ngoài ra, các nội tiết tố sản sinh trong lúc thai nhi tiến đến sự trưởng thành làm xuất hiện những cơn chuyển dạ khiến ngày dự sinh có thể chênh lệch khá nhiều.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai quá ngày

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một nguyên nhân nào được xác định gây ra hiện tượng thai quá ngày sinh. Nhưng dựa trên những biểu hiện lâm sàn, có thể phát hiện những nhóm đối tượng sau thường có nguy cơ sinh con già tháng:

  • Những người có tiền sử hộ sản gia đình ghi nhận số thai kỳ dài hơn bình thường (43 - 44 tuần)
  • Những phụ nữ mắc bệnh béo phì
  • Những thai phụ có 1 hoặc một vài vấn đề về nhau thai
  • Phụ nữ mang thai lần đầu hoặc mang thai là một bé trai
  • ....

Nguy hiểm khi thai nhi quá ngày sinh

Phải nói ngay rằng, việc thai già tháng gây nguy hiểm cho thai nhi nhiều hơn cho mẹ.

Thai già tháng
Thai già tháng gây nguy hiểm cho thai nhi nhiều hơn cho mẹ.

Theo đó, các rủi ro có thể gặp phải bao gồm:

- Trưởng thành muộn: Do nằm trong nước ối lâu, thai nhi sẽ bị mất đi lớp mỡ bao bọc cơ thể, nhiều nhất là vùng bụng. Lúc này, làn da của bé sẽ đỏ ửng, nhăn nhúm cứ như thể một cái áo không vừa vặn với cơ thể bé và có thể bị tróc dần ra. Ngoài ra, trưởng thành muộn còn gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ xương sọ cứng hơn và thai nhi cũng to hơn.

-Một khi lá nhau bị thoái hóa dần do thai quá ngày sẽ khiến nhau thai bị suy.Để dẫn đến tình trạng này, cơ thể thai nhi sẽ bị sụt cân, giảm lượng mỡ cần thiết cũng như giảm khối lượng cơ do thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

- Thai quá lớn (trên 4kg), đặc biệt trong trường hợp mẹ bị béo phì hay bị tiểu đường thai kỳ. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này gây khó khăn thế nào trong quá trình chuyển dạ. Nhiều trường hợp phải sinh mổ do khó sinh. Nếu cố sinh thường, khi di chuyển qua đường sinh, vai thai nhi to quá có thể làm gãy xương đòn, gây liệt hoặc rối dây thần kinh cánh tay, thậm chí đe dọa đến tính mạng thai nhi.

- Quá ngày sinh, nước ối giảm dần sẽ làm tim thai gặp vấn đề vì lúc này dây rốn sẽ chèn ép thai nhi.

- Hội chứng hít nước ối có phân su (phân bé tạo ra lúc còn trong bụng mẹ) do quá ngày sinh chiếm hơn 25% trường hợp. Nó có thể làm giảm chức năng hô hấp của thai nhi. Điều này là do lượng phân su thải ra nước ối ngày càng nhiều khi đến cuối thai kỳ. Khi lượng nước ối ít đi làm phân su đặc lại. Nếu thai nhi hít phải sẽ làm tắt nghẽn đường hô hấp dẫn đến việc chức năng hô hấp bị suy giảm hay còn gọi là hội chứng suy hô hấp.

- Riêng với mẹ, thai già tháng gây nên những áp lực tâm lý, tạo điều kiện cho stress gia tăng. Ngoài ra, việc sinh ra một em bé quá to có thể khiến mẹ bị rách cổ tử cung, rách âm đạo, làm giãn sàn chậu, mất tự chủ tiêu tiểu sau sinh và có nguy cơ suy yếu cổ tử cung, một nguyên nhân dọa sinh non ở lần mang thai kế tiếp.

- Nguy hiểm hơn cả, tỷ lệ thai chết trong bụng mẹ lưu trong các trường hợp thai quá ngày cao gấp 2 lần khi vào đến tuần thứ 43 và 3 lần khi đến tuần thứ 44 của thai kỳ. Theo các thống kê cho thấy thai quá ngày sinh có tỷ lệ chết chu sinh cao gấp 3 lần bình thường.

Biện pháp can thiệp tình trạng thai nhi quá ngày sinh

Nhiều cách chữa mẹo được mách cho mẹ khi thai quá ngày sinh. Tuy nhiên, không nên vì nôn nóng mà áp dụng những cách này vì có thể tự mình hại mình. Thay vào đó, mẹ nên tuân thủ nghiêm tất cả các chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả việc khám thai thường xuyên và theo dõi cử động của thai nhi.

Mẹ siêu âm
Mẹ nên tuân thủ việc khám thai thường xuyên và theo dõi cử động của thai nhi.

Dấu hiệu chính xác nhất cho biết tất cả đều ổn là căn cứ vào các chuyển động đều đặn của bé. Nếu thấy tim thai bất thường hoặc ngưng hoạt động, xuất hiện nước ối có màu, tình trạng thiểu ối xảy ra, thai nhi giảm hoạt động... các bác sĩ có thể chỉ định bạn sinh mổ để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và con.

Các can thiệp y khoa có thể bao gồm:

- Nếu thai đủ 41 tuần; cổ tử cung đã mở được 2 – 3 cm, có thể dễ dàng giãn nở mềm mại; đầu thai nhi đã trúc sâu xuống âm đạo v.v…thì bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ chuyển dạ.

- Khi không đủ những điều kiện sản khoa trên, hoặc mẹ mắc các bệnh lý như: tiền sản giật, tiểu đường… thì sẽ buộc phải can thiệp mở cổ tử cung bằng thuốc biệt dược, sau đó mới chỉ định chuyển dạ.

- Trường hợp sản phụ không muốn chuyển dạ dù điều kiện sản khoa bất lợi nhưng xét thấy không có vấn đề bất thường gì khác về nước ối, cử động thai, cử động hô hấp... thì sẽ được chỉ định chuyển dạ (giục sinh) hoặc chỉ định sinh mổ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI