Vậy thai 34 tuần nặng bao nhiêu kg và mẹ bầu có những thay đổi gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Thai 34 tuần nặng bao nhiêu kg?
Tuần thứ 34 của thai kỳ, bé giống như một quả mít nhỏ với cân nặng khoảng 2,5kg và dài hơn 46cm. Lúc này tử cung của mẹ đã không còn nhiều khoảng trống cho bé cử động nữa nhưng số lần bé đạp mẹ sẽ vẫn như những tuần trước đấy. Gan của bé lúc này cũng đã hoạt động và sản xuất ra chất thải.
Những lớp mỡ tích tụ dưới da làm cho bé trông bụ bẫm hơn, bớt đi vẻ nhăn nheo. Các dây nơ ron thần kinh của bé tiếp tục phát triển để tăng cường chức năng cho các giác quan.
Trong thời gian này, tử cung của mẹ căng ra và mỏng dần đi, nhờ vậy mà mắt bé lúc này có thể phân biệt được ngày và đêm. Bé đã có thể nhắm và mở mắt để ngăn ánh sáng hay nhìn ngắm chúng. Phương pháp thai giáo bằng ánh sáng được khuyến khích cho các mẹ bầu vào thời gian này để phát triển thị giác cho bé.
Cuộc sống của mẹ mang thai tuần 34
Lúc này bé di chuyển dần xuống vùng xương chậu và tử cung cũng chèn ép các cơ quan nội tạng khác nhiều hơn. Chính vì vậy mà mẹ bầu sẽ đi tiểu ngày càng nhiều hơn. Mẹ cũng sẽ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như bị táo bón hay ợ nóng. Cách khắc phục cho mẹ là hãy ăn nhiều bữa, hạn chế các thực phẩm có tính axit và nhiều dầu mỡ. Các món ăn thích hợp cho mẹ lúc này là thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa.
Trong tuần thai thứ 34 mẹ nên đi khám thai thường xuyên hơn. Vấn đề mẹ cần kiểm tra trong giai đoạn này như mẹ có bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không. Loại khuẩn này gây ra những tác hại vô cùng nguy hại cho thai nhi dù vô hại cho mẹ bầu.
Mẹ cũng nên lên kế hoạch chuẩn bị sinh và sắm sửa những món đồ cần thiết cho ngày chuyển dạ mẹ nhé.
Dinh dưỡng cho mẹ mang thai tuần 34
Từ đây đến cuối thai kỳ việc chính của bé sẽ là tăng cân. Chính vì vậy không hề lạ khi nhiều mẹ bầu quan tâm thai tuần 34 nặng bao nhiêu kg. Nắm được thông tin này mẹ sẽ có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cân nặng cần thiết cho bé.
Các dưỡng chất mẹ cần bổ sung trong thời gian này vẫn là: Sắt, protein, canxi, DHA, omega-3, axit folic, vitamin…
Lúc này dạ dày của mẹ đang bị tử cung chèn ép và thu hẹp lại. Vậy nên để đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho bé mẹ nên chia bữa ăn trong ngày thánh 6-7 bữa nhỏ và ăn xen cùng với các món ăn vặt.
Một lưu ý cho mẹ là lúc này tình trạng phù nề ở mẹ bầu đã nghiêm trọng. Vậy nên bên cạnh việc uống đủ nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất mẹ cũng cần giảm muối trong thực đơn của mình nhé.
Tuy vậy, nếu mẹ thấy tay hay mặt sưng phù bất thường thì nên nhanh chóng đến bác sĩ để thăm khám. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bị tiền sản giật nguy hiểm đấy.
Yeutre.vn (Tổng hợp)