Tại sao trẻ sơ sinh vừa chào đời đã có răng, mẹ có cần lo lắng về hiện tượng này?

Thông thường, sau khi chào đời khoảng 4 tháng trở đi trẻ sẽ nhú những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, một số trẻ lại có răng ngay sau khi vừa chào đời. Hiện tượng này có đáng lo lắng và bác sĩ giải thích thế nào về điều này.

banner ads

1. Răng sơ sinh là gì?

rang so sinh khong nen nho ma
Trẻ sơ sinh mọc răng ngay từ trong bụng mẹ

Đây là răng mọc ngay từ khi bé còn trong bào thai và cha mẹ có thể thấy chiếc răng đó ngay sau khi trẻ chào đời. Hiện tượng này vô cùng hiếm gặp với tỉ lệ dao động từ 1 trường hợp trong số 2.000 - 3.000 ca sinh nở. Và một nghiên cứu thú vị, các bé gái sẽ mọc răng sơ sinh nhiều hơn bé trai.

Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được làm rõ. Một số nghiên cứu cho rằng, răng sơ sinh có yếu tố di truyền, khoảng 15% bé có cha mẹ hoặc họ hàng có răng sơ sinh. Các nghiên cứu khác cho thấy, do mẹ rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, xáo trộn tâm lý hoặc do môi trường sống.

2. Răng sơ sinh có nên nhổ bỏ?

rang so sinh
Răng trẻ sơ sinh có nên nhổ bỏ?

Theo bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, hiện tượng mọc răng từ khi lọt lòng còn được gọi là "răng ngựa". Chân răng thường nông, gắn với lợi bằng một mô mềm nên rất dễ lung lay. Mặc dù răng ngựa không giống răng thường nhưng cũng khiến bé khó chịu hoặc khiến lưỡi bé bị tổn thương khi bú. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trước khi cho bé xuất viện do nguy cơ răng lung lay bé có thể nuốt luôn chiếc răng đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp cấu trúc răng sơ sinh phát triển tốt, chắc, không gây khó khăn cho bé khi bú mẹ thì có thể giữ lại chăm sóc và theo dõi. Bố mẹ nên vệ sinh răng cho bé hàng ngày bằng cách nhẹ nhàng lau nướu răng bằng gạc mềm và ẩm. Thường xuyên kiểm tra nướu răng và lưỡi để đảm bảo răng không gây bất kỳ tổn thương nào.

Và thông thường, nếu sau 4 tháng răng vẫn tồn tại thì có khả năng cao phát triển thành răng bình thường.

banner ads

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI