Sửa thói quen mè nheo, khóc lóc khi ăn ở trẻ với 4 cách cực hiệu quả

Bạn đau đầu vì mỗi lần ăn con thường mè nheo, khóc lóc, đẩy thức ăn ra ngoài, phải dụ dỗ bằng tivi, ipad hoặc đi ăn rong... Vấn đề này kéo dài sẽ khiến mẹ rơi vào vòng luẩn quẩn mệt mỏi khi cho con ăn.

banner ads

Với những cách hay dưới đây, mẹ có thể trị dứt điểm tính mè nheo khi ăn ở trẻ và cải thiện rõ rệt tình trạng biếng ăn kéo dài.

1. Để con được đói

tre an ngon mieng
Trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu đói

Đã bao giờ bạn tự hỏi, con có đói hay không? Cho con ăn nhiều như thế này, con có quá no bụng không? Không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ vừa được mẹ cho ăn 1 gói bim bim hay một cái bánh, lúc sau đã thấy cầm bát cơm chạy theo để ép con ăn. Đứa trẻ thì khóc lóc hoặc làm nũng, lắc đầu, còn mẹ thì quát mắng. 

Hãy thử nghĩ xem, dạ dày của trẻ đến 3 tuổi mới chỉ to hơn quả cam 1 chút, vậy vừa ăn 1 gói bim bim xong thì sao có thể ăn thêm được cả 1 chén cơm đầy. Đến người lớn chúng ta, nếu ăn vặt trước bữa ăn thì còn không muốn ăn nữa là trẻ nhỏ.

Vì vậy, muốn con ăn, mẹ hãy để cho con được đói, để cho con có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng. Chúng ta cướp mất quyền được đói của con bằng cách cho con ăn vặt nhiều (bánh kẹo, kem, bim bim, nước ngọt) vì vậy đừng hỏi vì sao con biếng ăn (không chịu ăn bữa chính).

banner ads

2. Con không ăn bữa chính cũng không vấn đề gì

Rất nhiều mẹ lo lắng khi con không chịu ăn một hạt cơm, chén cháo nào, con chỉ thích ăn vặt thôi, rồi sợ con đói, con sẽ còi cọc, chậm lớn. Lo lắng này là chính đáng nhưng các mẹ lại chăm con sai cách khiến con biếng ăn vẫn biếng ăn.

Nếu đến bữa chính, con không chịu ăn gì, mẹ hãy tôn trọng quyền quyết định của con. Sang bữa tối, con vẫn không ăn, hãy thoải mái chút nào, không vấn đề gì cả. Các mẹ cần biết rằng, mọi đứa trẻ đều phát triển não bộ rất tốt, trước 3 tuổi, não bộ bằng 80% não bộ người lớn - nghĩa là chúng có thể biết khi nào đói, khi nào no, khi nào cần ăn. Chúng sẽ không bỏ đói mình trong vòng 48h và sẽ ăn ngấu nghiến món ăn mẹ đưa tới khi chúng đã đói cồn cào.

3. Cắt hoàn toàn bữa phụ

tre an banh
Không cho trẻ ăn đồ ăn nhanh trước giờ ăn

Rất nhiều mẹ sợ điều này, sợ cắt sữa, bánh kẹo, nước ngọt thì con sống thế nào? Không những trẻ không sống được mà còn sống rất tốt và sẽ ăn no nê bữa chính với cơm, canh thịt cá. Các món ăn vặt như bánh kẹo, sữa, bim bim không làm cho trẻ no và đủ dinh dưỡng, chúng chỉ khiến trẻ bị rối loạn vị giác, rối loạn tiêu hóa, hấp thu nhiều dầu mỡ, muối, chất phụ gia gây hại thận mà thôi.

Vì vậy, nếu muốn con ngoan ngoãn và ăn hết đồ ăn trên bàn ăn, mẹ hãy học cách loại bỏ tất cả các bữa phụ trong ngày cho trẻ.

4. Trẻ chỉ ăn một ít trong bữa chính

Không sao cả. Rất nhiều đứa trẻ đối phó với cha mẹ bằng cách ăn một ít trong bữa chính và bỏ ăn. Nhiều cha mẹ bắt đầu mất kiên nhẫn và quát mắng trẻ. Cha mẹ càng quát mắng, trẻ càng sợ, khóc và không ăn nữa. Lâu dần, trong tiềm thức của trẻ, ăn là một cực hình và chúng sợ ăn, tới giờ ăn là lảng tránh.

Nếu bạn đã cắt mọi bữa vặt nhưng trẻ vẫn chỉ ăn một ít trong bữa chính thì điều này hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng không phải là con ăn nhiều hay ít mà con ăn những gì, đa dạng thực phẩm hay không và tôn trọng nhu cầu cơ thể con chỉ cần ăn như vậy là đủ. Khi con đói, con sẽ đòi ăn thêm.

Cha mẹ hãy kiên nhẫn sửa thói quen này cho con. Bạn có thể phải mất từ 3 - 4 tuần để con ăn uống tự lập và không mè nheo nữa. Vì vậy, đừng nôn nóng nếu con vẫn đang trong quá trình tập lại thói quen ăn uống.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI