Chạm mốc 34 tuần nghĩa là bạn chỉ còn 6 tuần nữa để chuẩn bị tất cả mọi thứ cho mình và cho bé. Vì vậy, hãy sẵn sàng tất cả ngay từ thời điểm này nhé!
Những thay đổi của thai nhi 34 tuổi
34 tuần, bé dài khoảng 45cm và đã nặng khoảng 2,2 kg tương đương với một quả dưa hấu lớn34 tuần, bé dài khoảng 45cm và đã nặng khoảng 2,2 kg tương đương với một quả dưa hấu lớn. Đây cũng chính thời điểm bé bắt đầu tích trữ phân su trong ruột. Thứ phân này là một hợp chất có màu đen, độ dính như nhựa và ở một số bé, nó sẽ thải vào ngay trong nước ối. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn nước ối của mẹ sẽ có màu xanh thay vì trong suốt như trước. Và đây không phải là một dấu hiệu tốt. Khi thấy dấu hiệu vỡ ối với màu nước ối xanh đen, mẹ nên chuyển đến bệnh viện ngay để tránh biến chứng nguy hiểm nhé!
Khi không còn đủ không gian để dịch chuyển tự do trong bụng mẹ, thai nhi 34 tuần cũng sẽ bắt đầu tập dợt để chọn tư thế sẵn sàng chui ra khỏi bụng mẹ. Lúc này, nhờ cấu trúc khung xương với kết cấu phức tạp, xốp và có khả năng uốn theo hình dáng đường sinh sẽ tạo điều kiện để bé có thể làm được điều đó. Nếu đến thời điểm này, bé vẫn chưa trúc đầu xuống và còn trôi nổi ở trên thì mẹ phải bác ngay cho bác sĩ biết nhé!
Bản năng “làm tổ” trỗi dậy
Hơn lúc nào hết, bạn sẽ cảm thấy hứng thú nhiều nhất với việc dọn dẹp lại gian phòng ở cho mình và con. Đó cũng chính là bản năng “làm tổ” của mỗi người mẹ mà có thể bất chợt bạn sẽ thấy bật cười khi nhận ra đấy! Có thể bạn sẽ muốn sơn lại phòng, sắp xếp lại đồ vật, mua thêm tủ, nôi… và làm tất cả để có một căn phòng sạch sẽ, sáng sủa nhất khi con về nhà. Tuy nhiên, dù tràn trề năng lượng đến thế nào, bạn cũng cần sự giúp đỡ của chồng và những người thân trong những công việc nặng nhọc như khuân vác hay trèo cao đấy!
Những thay đổi tâm sinh lý của mẹ bầu khi thai nhi 34 tuần tuổi
Những thay đổi sinh lý
Do bụng đã vượt mặt, mẹ sẽ không thể ngủ ngon khi thai nhi 34 tuần tuổi. Nằm sấp hay nằm ngửa đều là những tư thế không thích hợp vào thời điểm này. Vì thế, mẹ chỉ có thể nằm nghiêng sang một bên và phải thay đổi tư thế khi cảm thấy áp lực đè lên bụng, lưng, hông và đùi. Tốt nhất, để ngủ ngon hơn, mẹ nên chọn kê gối chuyên dụng hoặc nếu không, hãy độn thêm một chiếc chăn bông dưới lưng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài tư thế nằm, việc đi tiểu đêm nhiều lần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ đêm của mẹ. Tử cung bây giờ đã giãn nở gần như đến mức tối đa và gây áp lực cực lớn lên bàng quang khiến bạn luôn muốn đi tiểu liên tục dù trong đêm. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách hạn chế uống nước cách 2 tiếng trước khi đi ngủ và đừng uống quá nhiều nếu khát. Ngoài ra, khi muốn ngồi dậy, tránh thay đổi tư thế đột ngột sẽ làm bạn chóng mặt và té ngã. Ngay cả việc đi lại trong bóng tối cũng phải rất cẩn thận.
Từ tuần này, bạn sẽ thấy lịch khám thai dày hơn và mỗi lần khám đều phải kiểm tra kỹ các chỉ số thai nhi với việc đo huyết áp, cân nặng, kiểm tra nước tiểu, đo kích thước tử cung, đo nhịp tim thai… Do đó, nếu thấy căng thẳng, bạn có thể xin nghỉ phép và tìm cho mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn và tận hưởng những phút giây hạnh phúc bên con.
Cuối tuần thai 34, khung xương chậu bắt đầu tách và giãn rộng khiến bạn cảm thấy những cơn nhói đau thỉnh thoảng xuất hiện ở vùng xương mu. Để giảm cảm giác đau này, bạn nên tắm nước ấm, mát-xa hoặc nhờ chồng xoa lưng nhé! Nhưng tin vui là em bé đã chúc đầu xuống, khiến phổi và cơ hoành dịch dần về vị trí cũ để bạn thở nhẹ nhàng hơn!
Những thay đổi tâm lý
Dù đã rất cận kề với ngày sinh nhưng cảm giác háo hức luôn đi kèm sự lo lắng và bất an, nhất là khi bạn sinh lần đầu và đã từng nghe kể những chuyện rất khủng khiếp về đau đẻ. Nếu bạn không có sự quan tâm của người thân thì tinh thần sẽ càng dễ đi xuống và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Vì thế, để tránh đẩy mình vào những rối loạn cảm xúc, hãy thử cho phép mình xả stress với những lần mua sắm, dạo phố. Bạn có thể chọn mua đồ sơ sinh cho con nếu còn thiếu hoặc mua cho mình một vài dụng cụ giữ khuôn ngực nếu có dự định cho con bú. Trường hợp cảm thấy quá bế tắc, hãy giao cho chồng những việc cụ thể coi như đó là cách để tập dợt cho những thay đổi sắp tới.
[caption-2]
Một số mẹ đã bắt đầu xin nghỉ phép khi thai nhi 34 tuần tuổi. Nếu bạn là một trong số này, hãy cùng chồng dành thời gian đi dạo hoặc làm việc gì đó mà mình cảm thấy thích như đi xem phim, nghe nhạc, ăn uống ở một nhà hàng lãng mạng… Bạn sẽ cảm thấy hối tiếc nếu bỏ qua những điều này khi còn có thể đấy!
Những việc mẹ không thể quên khi thai nhi 34 tuần tuổi
- Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh viêm lợi dẫn đến sinh non
- Buổi trưa ngủ ít nhất 15 phút để tái tạo lại nguồn năng lượng
- Chuẩn bị thủ tục, giấy tờ cho việc nhập viện trong những tuần tới
- Không ăn quá nhiều vào ban đêm vì sẽ khiến bạn khó ngủ và béo lên nhưng lại không tốt cho sức khỏe thai nhi.
Trên đây là những gì tổng quát nhất giúp mẹ hình dung về cuộc sống của thai nhi 34 tuần tuổi và đồng thời là những kiến thức hữu ích giúp mẹ biết mình phải làm gì để có thêm sức khỏe trong suốt thai kỳ. Chúc mẹ luôn khỏe để đợi ngày "mẹ tròn con vuông" nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)