1. Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là một bệnh dễ dàng phát sinh ở trẻ em. Ở người lớn thì mức độ mắc phải bệnh này thấp hơn. Bệnh gồm các triệu chứng là phát nóng sốt và nổi các chấm màu đỏ khắp người bé. Thường thì bé nào cũng mắc bệnh sốt phát ban 1 lần trong đời.
Sốt phát ban là một bệnh dễ dàng phát sinh ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh ở một số trẻ thì không đáng ngại. Nhưng một số trẻ khác thì có thể chuyển nặng, sốt cao và có thể xuất hiện co giật.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh sốt phát ban?
Bệnh được gây ra do hai loại virus là siêu vi sởi và siêu vi gây bệnh rubella. Sốt phát ban bởi siêu vi sởi gọi là ban đỏ. Nếu bé bị sốt phát ban bởi siêu vi rubella thì gọi là ban đào.
3. Bệnh sốt phát ban lây như thế nào?
Bệnh được lây qua đường hô hấp. Cụ thể khi bé hít thở trong môi trường có chứa siêu vi gây bệnh do người bệnh ho hay hắt hơi mà phát tán ra không khí.
Trẻ đang ủ bệnh cũng có thể lây lan bệnh cho người khác. Do đó rất khó để phòng tránh bệnh. Cách ứng phó duy nhất mà mẹ có thể làm là theo dõi tình trạng sức khỏe của con kỹ lưỡng hơn khi biết bé đã chơi đùa cùng với bạn bè bị nhiễm bệnh.
Sốt phát ban thường không gây ra các trận dịch như một số bệnh như thủy đậu, cảm cúm…
4. Trẻ em trong độ tuổi nào dễ bị lây bệnh nhất?
Virus gây bệnh và tấn công thành công đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Do đó trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng là đối tượng phổ biến của sốt phát ban. Đây là khoảng thời gian mà hệ miễn dịch và các kháng thể của bé chưa được phát triển hoàn thiện.
5. Biểu hiện của bệnh như thế nào?
Bé có thể sốt cao đến 40 độ C khi bị sốt phát ban.
Sốt phát ban sởi: Sốt cao, chảy nước mũi, ho, mắt bị đỏ, phát ban toàn thân sau vài ngày phát bệnh. Trước lúc phát ban trẻ thường quấy khóc do cơ thể khó chịu. Sau khi ban phát bé sẽ hạ sốt và dần dần phục hồi cơ thể.
Phát ban do rubella: Sốt nhẹ nhưng ban xuất hiện sau đó khoảng chỉ 1 ngày. Bé thường bị tiêu chảy.
Sốt phát ban thường được ủ bệnh từ 7 đến 14 ngày và có các triệu chứng phổ biến như:
Trẻ bị sốt: Bé bị sốt cao, cao nhất có khi lên đến 40 độ C, kéo dài gần một tuần. Cổ họng cũng có thể cảm thấy đau rát, sổ mũi và bị sưng hạch ở cổ.
Trẻ bị nổi ban đỏ: Các ban đỏ nổi lên toàn thân của bé, tuy nhiên không gây ngứa ngáy hay cảm giác khó chịu. Các mảng ban thường li ti và có màu hồng, phẳng hay cộm lên da. Bao quanh các ban đỏ có thể là các quần trắng.
Trẻ cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người, không muốn ăn uống và bị tiêu chảy nhẹ…
6. Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không?
Sốt phát ban đỏ là một bệnh phổ thông và thường không gây nguy hiểm gì cho người bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh bị biến chứng thì có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi, kiết lỵ, viêm não hay viêm tai giữa.
Sốt phát ban đào ít biến chứng hơn. Bệnh này chỉ nguy hiểm đối với thai nhi 3 tháng tuổi vì có thể gây ra một số ảnh hưởng như dị tật bẩm sinh thai nhi, sinh non, sẩy thai.
7. Những biến chứng của bệnh sốt phát ban rubella?
Khi trẻ phát sốt đột ngột có thể gây ra chứng co giật động kinh. Trong khoảng ba phút sau khi bắt đầu chứng giật động kinh bé có thể sẽ ngất xỉu, mắt trợn mở lớn và tay chân co rút. Lúc này mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên, hiện trạng này cũng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé nên mẹ cần phải bình tĩnh để xử trí.
Với những trẻ có sức khỏe kém hơn khi phát bệnh sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn. Nhưng thường thì sốt phát ban ít gây ra các biến chứng.
7. Bệnh sốt phát ban có cần phải nhập viện không?
Đây không phải là một căn bệnh nguy cấp nên mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và thuốc giảm ho khi trẻ có những triệu chứng này. Ngoài ra, mẹ cần phải cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa và phải cho bé uống thật nhiều nước.
Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ trong trường hợp sau:
- Bé bị sốt cao (gần 40 độ C) và bị giật kinh.
- Bé bị sốt kéo dài, hơi thở nặng nhọc, phân có máu ra kèm, tai bị chảy mủ hay co giật, hôn mê…Đây là các biểu hiện bệnh đã biến chứng.
- Trẻ thường sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hôn mê vì lúc này trẻ đã có biến chứng.
- Bé bị nổi ban đỏ kéo dài hơn 3 ngày thì mẹ cũng nên đưa bé đi khám.
8. Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như thế nào?
Thường bé bị sốt phát ban sẽ tự hồi phục sau khoảng 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên nếu bé bị sốt quá cao mẹ cần hạ sốt cho bé bằng thuốc hạ sốt và lau người, chườm mát cho bé. Acetaminophen (tylenol) hay ibuprofen (advil, motrin..) là hai thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ mà mẹ có thể sử dụng. Ngoài ra mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước và nằm nghỉ ngơi.
Việc đảm bảo bé ăn đủ dưỡng chất là quan trọng để trẻ có nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể
Bé khi mắc bệnh vẫn cần được vệ cơ thể sạch sẽ, do đó để tránh cho bé khỏi bị nhiễm lạnh khi tắm mẹ cần nhúng ướt khăn và lau người bé mỗi ngày. Quần áo và chăn mền cũng nên được giặt sạch và thay mới. Để tránh nhiễm lạnh mẹ cũng cần tránh để trẻ ra gió. Nhưng mẹ cần cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng.
Việc đảm bảo bé ăn đủ dưỡng chất là quan trọng để trẻ có nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nếu bé cảm thấy mệt và không muốn ăn mẹ có thể chia bữa ăn ra nhiều phần nhỏ và chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa cho trẻ.
9. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Hạ sốt đúng cách
Nên cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt nếu trẻ có biểu hiện sốt cao (> 38 độ C). Liều lượng 10-15mg/kg cân nặng. Cách 4 đến 6 giờ nên cho trẻ uống 1 liều. Nên lau người cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm vắt ráo để tránh trẻ bị co giật.
Giảm ho, giảm đau họng
Nên giảm ho cho trẻ bằng các loại thuốc thảo dược tự nhiên như tắc chưng cách thủy với đường phèn hay hấp gừng cùng mật ong…
Mẹ có thể giảm nghẹt mũi cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối loãng để giúp trẻ dễ thở và ăn uống hơn.
Chế độ ăn hợp lý
Những thức ăn mềm và dễ tiêu như cháo, súp, sữa… là thực phẩm phù hợp với trẻ hơn hết vào lúc này. Các bữa ăn nên chia nhỏ bữa để trẻ dễ ăn. Hơn nữa, mẹ phải giúp trẻ uống nước đầy đủ. Các loại nước ép trái cây lúc này rất tốt cho trẻ. Với trẻ bị phát ban sởi thì cần quan tâm bổ sung vitamin A để tránh những tổn thương đến mắt.
Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường để cơ thể đầy đủ sức khỏe.
Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng.
Mẹ nên vệ sinh thân thể cho trẻ mỗi ngày nhưng tránh để trẻ nhiễm lạnh. Do đó mẹ có thể lau người cho bé mà không cần tắm. Việc đắp chăn cho bé suốt có thể làm cho bé khó hạ sốt và gây ra các biến chứng.
10. Biện pháp ngăn ngừa bệnh?
Không nên cho trẻ chơi hay tiếp xúc với trẻ đang bị nhiễm bệnh hay vừa mới khỏi bệnh để tránh lây bệnh.
Mẹ cũng nên cách ly trẻ với các trẻ khác nếu bé bị sốt phát ban. Trong nhà nếu có người bệnh phát ban thì hạn chế tiếp xúc và thường xuyên rửa sạch tay.
Tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ vào khoảng 9 tháng tuổi
Cuối cùng, biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là mẹ nên tiêm chủng phòng ngừa cho trẻ. Tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ vào khoảng 9 tháng tuổi. Rubella – quai bị - sởi là ba bệnh được tiêm phòng vắc xin chung mũi đầu tiên khi trẻ được 12 đến 15 tháng. Mũi tiêm thứ hai của ba bệnh này nên được tiêm trong khoảng bé được 4 đến 6 tuổi.
Yeutre.vn (Tổng hợp)