Rùng rợn với những tục chúc phúc trẻ sơ sinh trên thế giới

Bạn đã từng nghe nói đến những phong tục kỳ lạ của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới? Thế nhưng, bạn sẽ phải kinh hoàng khi nhận ra những đối tượng của một trong những tục lệ kỳ lạ ấy lại là các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

banner ads

Cần phải nói thêm rằng dù đậm chất nguy hiểm nhưng các phong tục này vẫn còn tiếp tục được duy trì cho đến nay tại nhiều dân tộc của các quốc gia khác nhau.

Tắm trẻ sơ sinh trong sữa đang sôi

11202-rung-ron-voi-nhung-tuc-cau-chuc-tre-so-sinh-tren-the-gioi-1.jpg

Ở Karaha Pujan của Ấn Độ, những đứa trẻ mới sinh sẽ được người cha tắm trong sữa đun sôi.

Karaha Pujan là một phong tục lạ lùng ở một số vùng của Ấn Độ. Những đứa trẻ mới sinh sẽ được tắm trong sữa đun sôi, thường là bởi người cha. Nghi lễ này được thực hiện ở các ngôi đền Hindu trước sự chứng kiến của nhiều người. Trong khi hành lễ, các thầy tu Hindu sẽ đọc kinh cầu phúc cho đứa bé. Sữa được những người phụ nữ đun trong các nồi đất. Khi sữa sôi, người cha sẽ bế đứa bé và nhúng chân nó vào sữa, đồng thời dội sữa nóng lên thân đứa trẻ. Theo những người thực hiện, nghi lễ này sẽ làm vừa lòng các vị thần và giúp đứa trẻ được phù hộ. Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm thực hiện hủ tục đau đớn này.

banner ads

Để trẻ em ngủ ngoài trời với nhiệt độ dưới 0 độ C

11203-rung-ron-voi-nhung-tuc-cau-chuc-tre-so-sinh-tren-the-gioi-2.jpg

Ở Thụy Điển, các bậc cha mẹ thường để trẻ sơ sinh ngủ ở ngoài trời, ngay cả khi nhiệt độ xuống mức dưới 0 độ C.

Ở Thụy Điển, các bậc cha mẹ thường để trẻ sơ sinh ngủ ở ngoài trời, ngay cả khi nhiệt độ xuống mức dưới 0 độ C. Nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một phong tục nguy hiểm, nhưng người Thụy Điển lại cho rằng đó là điều tốt cho đứa bé. Họ tin rằng việc để trẻ em tiếp xúc với thời tiết lạnh giá sẽ giúp chúng lớn lên khỏe mạnh hơn và tránh được nhiều bệnh tật. Họ cũng tin rằng đứa trẻ sẽ ngủ dài và sâu giấc hơn khi ở ngoài trời. Không chỉ cha mẹ mà các nhà trẻ cũng thực hiện phong tục này. Một trường mẫu giáo có tên là Forskolan Orren đã cho tất cả trẻ em dưới 3 tuổi ngủ ngoài trời.

Giữ lại dây rốn trẻ sơ sinh

11204-rung-ron-voi-nhung-tuc-cau-chuc-tre-so-sinh-tren-the-gioi-3.jpg

Trong văn hóa Nhật Bản, dây rốn là một vật rất quan trọng.

Trong văn hóa Nhật Bản, dây rốn là một vật rất quan trọng. Nó giá trị tới mức các bà mẹ sẽ bảo quản dây rốn trong những chiếc hộp rất đẹp được gọi là Kotobuki Bako. Truyền thuyết kể rằng một phụ nữ thời cổ đại đã muốn có một vật đặc biệt để làm kỉ niệm cho cuộc sinh nở của mình. Bên trong hộp Kotobuki Bako là một con búp bê nhỏ mặc kimono, đại diện cho đứa bé vừa được sinh ra. Thường dây rốn sẽ được bảo quản bên trong bộ kimono của con búp bê.

Nhổ nước bọt lên trẻ em

11205-rung-ron-voi-nhung-tuc-cau-chuc-tre-so-sinh-tren-the-gioi-4.jpg

Ở Bulgaria, người dân lại giả vờ nhổ nước bọt lên đứa trẻ sơ sinh sau khi khen ngợi chúng.

Khi thấy những đứa trẻ đáng yêu, người ta thường sẽ bày tỏ sự thích thú và yêu quý những đứa trẻ này. Nhưng ở Bulgaria, người dân lại giả vờ nhổ nước bọt lên đứa trẻ sơ sinh sau khi khen ngợi chúng. Theo truyện cổ Bulgaria, "Con mắt quỉ dữ" sẽ lấy đi mọi thứ đồ và những người được người khác yêu quí. Để con mắt này không bắt cóc trẻ con, các bà mẹ phải tìm cách khiến chúng không còn sức hấp dẫn. Cách đơn giản nhất chính là nhổ nước bọt lên đứa bé và nói những câu trù ẻo kì dị.

Thả trẻ con từ trên mái nhà

11206-rung-ron-voi-nhung-tuc-cau-chuc-tre-so-sinh-tren-the-gioi-11.jpg

Nhiều người Ấn Độ đồng ý với việc thả con của mình từ mái các ngôi đền với độ cao lên tới 15m.

Nhiều người Ấn Độ đồng ý với việc thả con của mình từ mái các ngôi đền với độ cao lên tới 15m. Phong tục này bắt nguồn 500 năm trước và kéo dài tới nay, dù có nhiều động thái để ngăn cấm nó. Tuy nhiên, cả người Hồi giáo và Hindu đều tin rằng nghi lễ này sẽ mang may mắn và sức khỏe tới cho con mình.

Dưới mái đền là một tấm ga trải giường được giữ chặt bởi nhiều người đàn ông. Đứa bé sẽ hạ cánh an toàn trên tấm vải và ngay lập tức được đưa tới bố mẹ của mình. Những người thực hiện nghi lễ và tín đồ luôn khẳng định là nó an toàn, với bằng chứng là không hề có đứa trẻ nào bị thương trong nhiều năm liền.

Theo Toptenz

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI