1. Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi có đáng lo?
Sau 7 -10 ngày chào đời, trẻ sơ sinh sẽ rụng cuống rốn. Lúc này, ở một số trẻ, rốn sẽ khô và sạch, không bị chảy dịch, mẹ chỉ cần vệ sinh cẩn thận để hạn chế tối đa nước thấm vào rốn là được. Khoảng sau 1 tháng, rốn hoàn toàn khỏe mạnh có thể tắm gội bình thường.
Tuy nhiên, ở một số trẻ sơ sinh thì khác. Trước khi rụng cuống rốn, rốn trẻ sẽ tiết ra một chút dịch ướt, màu nâu đỏ. Dịch này có mùi lạ. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng nếu rốn trẻ chỉ có biểu hiện như vậy, vì đây là biểu hiện bình thường. Để hạn chế dịch này, mẹ nên vệ sinh rốn cho trẻ đúng cách, thông thoáng và nhanh khô. Nếu mẹ lo lắng thì có thể nhờ nhân viên y tế chăm sóc rốn cho trẻ tới khi rụng rốn.
Riêng trường hợp rốn trẻ sở sinh có mùi hôi, dịch ra rốn nhiều, kéo dài và lâu khô, có dấu hiệu nhiễm trùng, ẩm ướt thì mẹ cần phải cho trẻ đi khám ngay. Trẻ có nguy cơ bị chồi hạch ở rốn hoặc còn tồn tại ống rốn. Khi có dấu hiệu này, mẹ sẽ thấy cuống rốn của trẻ lâu rụng hơn bình thường.
2. Hướng dẫn mẹ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh khi chưa rụng
Rốn là nơi cực kỳ nhạy cảm và dễ xảy ra nhiễm trùng nếu mẹ chăm sóc không đúng cách, không kỹ. Vì vậy khi chăm sóc rốn cho trẻ mẹ cần thực hiện các bước sau:
- Lau rửa rốn hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý và thuốc đỏ làm khô rốn.
- Không để nước thấm vào rốn khi tắm. Cần băng kín rốn khi tắm cho trẻ để rốn nhanh khô và rụng cuống rốn.
- Luôn giữ cho rốn được thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế mặc quần áo chật hay quấn chặt khăn quanh rốn.
- Không sử dụng bất kỳ dụng dịch nào lạ để nhỏ vào rốn. Chỉ sử dụng nước muối sinh lý và thuốc đỏ làm khô rốn (có sự hướng dẫn của bác sĩ).
Rốn bình thường sẽ rụng khoảng 2 tuần sau sinh, sau 2 tuần sau sinh rốn chưa rụng, có dấu hiệu nhiễm trùng thì cần cho trẻ đi khám ngay.
Yeutre.vn (Tổng hợp)