Phòng tránh ngộ độc khi cho trẻ nhỏ ăn cua đồng

Cua đồng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và thường được các mẹ “ưu ái” trong việc chế biến thành các món ngon cho trẻ thưởng thức. Tuy nhiên, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu mẹ lựa chọn cua đồng và chế biến, cho con ăn sai cách. 1. Không mua cua ở vùng nước ô nhiễm

banner ads

26811-cua-dong-1.jpg

Mẹ tuyệt đối không mua cua đồng ở vùng nước ô nhiễm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cua đồng sống ở các vùng nông nghiệp, dưới nguồn nước ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu sẽ tích tụ rất nhiều độc tố dioxin, PCBs. Đây là những độc tố nguy hiểm có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thần kinh, gây tổn thương gan. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị nhiễm độc và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.

2. Không cho trẻ ăn cua chết

Cua chết không chỉ khiến mùi vị kém ngon mà nó còn cực kỳ nguy hại đến sức khỏe của con. Bởi trong cua chết sẽ sinh ra độc tố histidine gây dị ứng hệ miễn dịch của trẻ. Đặc biệt, cua chết càng lâu, độc tố này càng nhiều và có thể gây nhiễm độc, khó thở, nôn mửa, vô cùng nguy hiểm với trẻ.

banner ads

3. Nguy hiểm khi chế biến cua chưa chín

Trong cua có rất nhiều ký sinh trùng sinh sống, đặc biệt trong dạ dày, nếu mẹ cho con ăn cua sống hoặc chưa chế biến chín có thể khiến con bị nhiễm sán, đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, nếu để ký sinh trùng lan sang phổi sẽ khiến con đau tức ngực, nổi mề đay, nóng sốt, tấn công ở não sẽ gây ra các cơn động kinh …

4. Không uống trà sau khi ăn cua

26812-cua-dong-2.jpg

Không cho con uống trà sau khi ăn cua

Thói quen uống trà rất tốt cho cơ thể nhưng lại rất hại sau khi mẹ vừa cho con ăn cua đồng. Vì trà có thể làm loãng acid trong dạ dày trẻ khiến các chất hấp thụ bị đóng đặc lại, khó tiêu hóa, ảnh hưởng tới dạ dày, hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài hoặc đầy hơi khó tiêu hay thịt cua sẽ tạo thành cục, sạn gây ra sỏi thận.

5. Không cho con ăn đi ăn lại nhiều lần

Mẹ lưu ý, khi chế biến cua đồng thì nên sử dụng hết ngay trong bữa ăn đó, tuyệt đối không cho con ăn đi ăn lại nhiều lần. Bởi thịt cua sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị ôi thiu, mất chất dinh dưỡng có thể gây ra nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa ở con.

6. Không ăn quả hồng sau khi ăn cua

Trong quả hồng có rất nhiều chất tannin, sau khi cua nếu ăn quả hồng sẽ khiến chất tannin làm cho protein rắn lại, nếu để lâu trong ruột thì sẽ lên men, thối rữa, gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đi ngoài. Nặng hơn, trẻ có nguy cơ bị sỏi thận từ nhỏ vì các chất trong ruột không tan được.

7. Trẻ vừa bị tiêu chảy, cảm lạnh

26813-cua-dong-3.jpg

Trẻ vừa ốm dậy tuyệt đối không ăn cua đồng

Nếu trẻ vừa ốm dậy, tiêu chảy, cảm lạnh thì tuyệt đối mẹ cũng không cho trẻ ăn thịt cua đồng vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này đang yếu, không hấp thu được chất đạm từ cua. Ngoài ra, trẻ có thể lại bị đi ngoài, tiêu chảy, đau bụng quặn nặng hơn nếu ăn cua.

8. Trẻ bị dị ứng cũng không được ăn cua đồng

Cua đồng là món ăn ngon nhưng lại dễ gây ra dị ứng, đặc biệt với trẻ nhỏ hoặc những người có tiền sử bị dị ứng. Do trong cua có hàm lượng đạm và các hoạt chất nồng độ cao, khi ăn dễ bị mẩn ngứa, khó thở. Khi thấy con có biểu hiện dị ứng, cha mẹ cần đưa đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Cách chế biến cua đồng đúng cách

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi cho con ăn cua đồng và hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ cua, mẹ lưu ý:

- Chọn cua đồng có vỏ màu nâu đất, bóng, hai càng không cân đối, khỏe, còn sống.

- Khi chế biến, mẹ cần làm sạch của để loại bỏ ký sinh trùng, đặc biệt là làm sạch phần dạ dày cua (có thể bỏ).

- Sau khi làm sạch, mẹ ngâm cua vào muối khoảng 10 phút để loại bỏ các loại ký sinh trùng như giun, sán bám trong cua.

- Mẹ tuyệt đối không mua cua đã làm sẵn ngoài chợ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI