Nói với con thế nào khi ba mẹ bỗng dưng có thêm... em bé

Chị Thanh Yến (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) than thở: “Mình vỡ kế hoạch mới có thai 3 tháng nhưng sao cảm thấy lo lắng quá, không biết nên nói với cháu đầu 4 tuổi thế nào nữa. Sợ con sẽ ‘ghét’ em!”.

banner ads

Thật ra, theo các chuyên gia tâm lý, việc trẻ con cảm thấy ghen tỵ với em bé là một biểu hiện tâm lý bình thường. Do vậy, điều cần làm là trong giai đoạn còn mang thai và sau khi sinh, ba mẹ cần khéo léo chia sẻ với con, giúp con chẳng những không “ghét” em mà còn vui vẻ, thương em hơn và không hình thành những thói quen xấu.

Khi đang mang thai

Ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi em bé mới chào đời bằng cách thông báo về việc sắp có em, sắp có người để chơi, người làm bạn... Nói cho trẻ hiểu về em bé, em còn nhỏ nên cần được chăm sóc nhiều để mau lớn, để em ngoan như con. Trong thời gian này, ba mẹ vẫn thường xuyên thể hiện tình yêu với con để con cảm thấy mình vẫn được ba mẹ quan tâm, chăm sóc, chiều chuộng, không có cảm giác bị bỏ rơi...

5187-me-bau-va-con-gai.jpg

Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước cho con trước khi sinh em bé

Lời khuyên:

- Ba mẹ nên khéo léo lựa lời nói với con. Chẳng hạn, bây giờ mẹ yêu con nhất, có em rồi thì con và em đều được mẹ yêu như nhau, vì cả con và em đều là con của mẹ.

- Không nên dọa hay trêu trẻ rằng mai mốt ba mẹ có thêm em bé mới rồi thì sẽ cho hoặc không thương nữa.

- Mỗi lần khám thai về, nên cho trẻ cùng xem phim chụp em bé trong bụng, bảo đó là em của con đấy, chỉ cho trẻ biết hình dáng của em bé trong phim chụp để giúp trẻ thấy thích thú và yêu thương em hơn.

- Mua cho bé một số đồ chơi mà trẻ thích, nói đây là quá của em bé trong bụng gửi tặng con, như vậy sẽ góp phần hình thành sợi dây yêu thương giữa trẻ và em bé trong bụng.

Sau khi sinh

5186-anh-va-em-trai.jpg

Tạo điều kiện để trẻ có thể tự chăm sóc em giúp trẻ có thêm tình yêu thương và trách nhiệm trong đó.

- Sự xuất hiện một thành viên nhí sẽ khiến trẻ lo lắng không yên, sợ thành viên mới sẽ “cướp” mất bố mẹ của mình hoặc vị trí của mình bị thay đổi. Vì vậy, sau khi sinh cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm tới trẻ hơn cả trước khi sinhh. Cha mẹ nên tỏ thái độ công bằng với trẻ và em bé vừa sinh, không nên phân biết em nhỏ hơn, em cần được yêu thương hơn, như vậy trẻ sẽ có phần tị nạnh với em, sinh ra tính ích kỷ, khó chịu ở trẻ.

- Ngoài ra, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ có thể tự chăm sóc em để trẻ có thêm tình yêu thương và trách nhiệm trong đó.

- Ở một số trẻ sẽ có hành vi “bạo lực” với em bé như đánh em, cấu em khi không có mặt mẹ. Đây là hành vi chứng tỏ trẻ đang ghen tị với em. Nếu phát hiện cha mẹ cần phải nghiêm khắc nhưng cũng ân cần, giải thích để trẻ hiểu rõ đó là hành vi sai trái. Tuy nhiên, không nên áp đặt hay quát mắng trẻ khiến trẻ càng khó chịu và tìm cách “trả thù” em bé. Cha mẹ cũng lưu ý, khi trẻ có hành vi này nghĩa là trẻ đang thiếu sự quan tâm, công bằng ở cha mẹ, vì vậy, cần phải thay đổi thái độ, quan tâm công bằng hơn để trẻ không cảm thấy mình bị bỏ rơi.

- Thêm nữa, cha mẹ cũng cần khéo léo tập cho trẻ có khả năng tự chủ hơn trong các hoạt động cá nhân như tập cho trẻ sớm biết cách tự ăn, tự ngủ và tự chơi để có thời gian chăm sóc em bé cũng như giúp trẻ tự lập và không cảm thấy thiệt thòi khi mẹ quan tâm em bé hơn.

Yeutre.vn

Đã có 2 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI