Nỗi niềm của các nàng dâu khi nhờ mẹ chồng trông giúp cháu

Thời buổi có “1.001 chuyện về ôsin” như hiện nay thì các gia đình gửi được con cho ông bà là điều tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, với một số nàng dâu, việc này chưa hẳn đã là tối ưu.

banner ads

Nỗi niềm không biết tỏ cùng ai

23599-me-chong-1.jpg

Không có ai trông giúp con khi đi làm, cô con dâu đành nhờ mẹ chồng trông giúp và bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra. Ảnh minh họa

Sau thời gian nghỉ sinh, chị Oanh ở phố Trương Định (Hai Bà Trưng, Hà Nội) tính chuyện thuê người giúp việc nhưng không được.

Một phần vì kinh tế nhà chị eo hẹp, phần khác là do nhà chị quá nhỏ, người ta cứ đến rồi lại bỏ đi. Sau nhiều ức chế, tốn kém, vợ chồng chị đã năn nỉ mẹ chồng từ quê lên trông cháu giúp cho một thời gian.

Từ ngày có mẹ lên, chị Oanh thấy mình nhàn nhã hẳn đi. Mọi việc nhà, chăm sóc con, mẹ đảm nhiệm gần hết.

Ban đầu, chị Oanh nghĩ số mình sướng thật. Nhưng, một thời gian sau, chị dần thấy “có vấn đề”.

Vào những ngày trời có nắng sớm, khi con dâu bế con ra tắm nắng để tránh còi xương, mẹ chồng ra bế ngay vào. Bà bảo phơi nắng thì cũng tốt đấy nhưng nếu nhỡ bị cảm sốt thì sao? Khi ấy, vừa khổ con bé mà cũng khổ bà, khổ mẹ.

23600-me-chong-2.jpg

Chị bế con ra tắm nắng thì bà bế vào vì sợ cảm nắng. Ảnh minh họa

Ngày hè, trời nóng đến mức người lớn cũng phải phát sốt nhưng điều hòa thì phải tắt im ỉm. Bởi lẽ cứ khi con dâu vừa cầm lấy cái điều khiển thì mẹ chồng đã “an ủi”: “Mẹ biết con đang có sữa, người nóng hơn em bé. Nhưng làm mẹ thì phải cố gắng chịu đựng và nhường nhịn cho con. Bé tí mà phải hít thở nhiều không khí điều hòa thì chỉ tổ có hại”.

Trước, chị Oanh thường cho con tắm hàng ngày. Giờ thì mẹ phân tích rằng theo khoa học, trẻ con không nên kỳ cọ kỹ quá mà ảnh hưởng đến chất gì gì đó ở ngoài da, không tốt cho sức đề kháng.

Về chuyện ngủ, con dâu cứ muốn con được nằm ngủ một mình nhưng bà nội thì không. Bà bảo như thế nó hay giật mình, tội lắm. Bà thích bế ẵm, đu đưa cháu.

Sau gần 2 tháng ở với bà, đêm nào cháu cũng bắt mẹ phải bế trên tay, cứ đặt xuống giường là ưỡn và khóc choe chóe.

Về chuyện ăn, theo hướng dẫn của bác sĩ thì vào tháng tuổi của con mới chỉ là tập ăn dặm, nhưng bà nội thì cứ phải “đấm mồm đấm miệng”, “tập cho biết nhai” bất kể là cơm, cháo, mì tôm hay bún, phở...

Vẫn biết mẹ giúp mình, cưng cháu là tốt nhưng do ngày càng có nhiều mâu thuẫn, bất đồng khiến chị Oanh rất ức chế.

Nói thẳng với mẹ thì chị không dám vì sợ bà mắng là hỗn, bà tự ái bỏ về. Vậy là nhiều khi chị Oanh chỉ còn biết đợi chồng về.

23601-me-chong-3.jpg

Không dám noi thẳng với mẹ chồng, chị chỉ có thể "bùng nổ" với chồng. Ảnh minh họa

Hãy tìm cách để có thể ngồi lại cùng chia sẻ về một mục đích chung “làm thế nào để tốt nhất cho trẻ” thì mọi việc chắc chắn sẽ dễ dàng hơn

Anh vừa bước chân vào phòng riêng là có biết bao nhiêu chuyện bung ra cùng câu hỏi dồn dập: “Anh phải tính sao đây?”. Chồng chị ngồi đấy, có khi im, có khi thì thấy bực bội mà phát khùng lên khiến sự việc càng thêm bế tắc.

Vô tình thành người xấu tính

Chị Thúy ở ngõ Giếng Mứt (Bạch Mai, Hà Nội) có cậu con trai năm nay lên 5. Hồi con vào lớp mẫu giáo cũng là lúc công việc của vợ chồng chị biến động, hay phải đi sớm về muộn. Vì vậy, vợ chồng chị đã nhờ bà nội đảm nhận giúp cho việc chăm sóc và đưa đón cháu đi học hàng ngày.

Cũng như chị Oanh, thời gian đầu, chị Thúy tương đối yên tâm. Nhưng sau gần một tháng, chị thấy không yên tâm chút nào nữa. Vì quá cưng chiều cháu, đi bất kỳ đâu, gặp bất kỳ ai, mẹ chồng chị cũng tự hào khoe đây là thằng cháu đích tôn, là vàng là bạc.

Cháu làm bất kỳ việc gì bà cũng đồng tình, khen ngợi. Khi cháu làm sai, bà luôn rộng lượng tha thứ. Với đồ ăn, bà luôn chiều cháu tất cả những gì cháu thích và không cần kiểm soát về số lượng.

23598-me-chong-4.jpg

Chị cảm thấy lo lắng khi cân nặng của con ngày càng tăng. Ảnh minh họa

Ở với bà một thời gian, cháu trở nên thờ ơ với bố mẹ. Về tính cách, cháu đã có những biểu hiện bướng bỉnh và hỗn. Về thể chất, cháu đã có trọng lượng lên tới 40kg...

Lo lắng cho con, chị Thúy bàn với chồng về việc góp ý với bà nội và tìm cách thay đổi tình hình. Nhưng việc đã không thành.

Bà nội giận dỗi với vợ chồng chị, cho rằng trứng khôn hơn vịt, ghen tỵ với cả mẹ, mẹ giúp đỡ mà lại vô ơn... thành ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sứt mẻ.

Còn chồng chị, phần do anh vẫn phải bận rộn công việc, phần khác, anh hay chặc lưỡi: “Thôi, kệ mẹ, cứ để mẹ chăm cháu theo cách mẹ muốn. Con mình còn nhỏ, chưa biết gì, để uốn nắn sau cũng được”... Vậy là với những ức chế, chị Thúy chỉ còn biết trút với bạn bè, đồng nghiệp.

Dần dần, chính chị cũng chán ghét mình khi nhận ra mình mắc bệnh luôn nói xấu mẹ chồng từ lúc nào mà không biết.

Trong trường hợp này, nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng vai trò của người đàn ông rất quan trọng. Nếu họ biết bình tĩnh và không lảng tránh trong việc giúp mẹ và vợ ngồi lại cùng chia sẻ về một mục đích chung “làm thế nào để tốt nhất cho trẻ” thì mọi việc chắc chắn sẽ dễ dàng hơn.

Sưu tầm

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI