Những lỗi chị em phụ nữ hay mắc phải khi dùng nước rửa bát

Bạn cho rằng công việc rửa chén bát thật đơn giản? Tuy nhiên những sai lầm sau đây mà chị em thường hay mắc phải lại vô cùng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và người thân.

banner ads

Dùng nước rửa bát không nhãn hiệu

Nhìn chung tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại nhưng nếu so ra thì sản phẩm tẩy rửa trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn. Lý do rằng các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng. Hơn nữa do được pha chế tùy tiện nên trong quá trình pha trộn các chất với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh các độc tố khác.

7130-yeutrevn-nhan-hieu.jpg

Tránh dùng nước rửa chén không nhãn mác

Do đo tốt nhất nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên hoặc nổi tiếng, vừa tăng hiệu quả làm sạch vừa an toàn cho sức khỏe bạn và người thân.

Ngâm bát đĩa quá lâu trong nước rửa bát

Sau khi ăn hay nấu nướng, có rất nhiều vết bám cứng đầu, chúng cứ bám chặt lấy bát đĩa, dù bạn có rửa thế nào vẫn không thể sạch. Chính vì vậy, bạn đừng ngâm chén đĩa quá lâu, đặc biệt với những dụ cụ bếp làm từ gỗ sẽ làm chúng ngấm nhanh hơn.

Tốt hơn hết, ngay khi vừa ăn xong bạn nên rửa bát ngay lập tức để dễ dàng chùi rửa các vết bẩn trên bát dĩa.

Chỉ tráng bát qua loa sau khi rửa

Trong nước rửa chén có rất nhiều chất độc hại. Nếu bạn chỉ rửa sơ qua nước và tráng bát qua loa thì rất có thể những chất độc hại đó vẫn tồn tại trên bát đĩa của bạn. Thông thường bạn nên xả trực tiếp dưới vòi nước để chén bát sạch hơn, nếu bạn rửa trong chậu thì nên rửa từ 2 -3 lần để các chất độc hại được trôi sạch.

Lấy nhiều nước rửa bát trong một lần rửa

Theo tâm lý của mọi người thì khi vết bẩn bám quá nhiều trên bát đĩa thì biện pháp tốt nhất là cho thật nhiều nước rửa bát để mong trôi sạch đi những vết bẩn cứng đầu kia. Thực tế, việc cho quá nhiều nước rửa bát khiến bạn khó rửa sạch bát đĩa hơn khi trên bát đĩa lại sở hữu một lượng lớn hóa chất đậm đặc. Bạn chỉ cần cho một lượng vừa đủ và tạo bọt, như vậy cũng đủ để rửa trôi vết bẩn.

Dùng bột xà phòng/ bột giặt thay thế

7128-yeutrevn-bot-giat.jpg

Sử dụng bột xà phòng để rửa chén có thể khiến bạn mắc các bệnh về gan, dạ dày...

Đây là thói quen vô cùng sai lầm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Không đơn giản khi các chất tẩy rửa được phân chia từng loại riêng biệt như bột giặt dùng cho quần áo, bột xà phòng để tắm rửa và nước rửa chén dùng để tẩy vết bẩn bát đĩa. Nếu bạn sử dụng những hóa chất tẩy rửa khác để rửa bát đĩa thức ăn thì nếu không rửa kĩ, về lâu dài sẽ bị những bệnh tiềm ẩn như viêm gan, dạ dày, túi mật và giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa

Việc đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa vô tình đã khiến cho bát đĩa sở hữu lượng hóa chất khổng lồ khiến công cụ tẩy rửa của bạn trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn có thể rửa sạch bát đĩa đã được đổ nước rửa bát trực tiếp thì bạn phải tốn rất nhiều thời gian và nước sạch để rửa trôi chúng. Ngược lại nếu bạn vẫn chưa rửa sạch, hóa chất vẫn còn đọng lại trên chén đĩa, về lâu dài thức ăn dinh vào hóa chất, ngấm vào cơ thể sẽ dẫn đến nhiều bệnh tiềm ẩn.

Để tiết kiệm nước rửa chén và nước sạch nhưng vẫn đảm bảo chén đĩa sạch thì bạn nên dùng miếng tạo bọt.

Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ

Dùng nước tẩy để rửa những chỗ bị sứt mẻ sẽ khiến những vị trí đó tồn đọng các hóa chất, dù cho bạn rửa lại nhiều lần vẫn không sạch. Như đã nói trên, việc tẩy vết bẩn trên chén đĩa cũng được khuyến cáo không nên sử dụng nước tẩy. Mặt khác với dụng cụ bị sứt mẻ bạn nên bỏ và thay thế những dụng cụ nguyên vẹn để đảm bảo an toàn.

Không đeo găng tay khi rửa chén

7129-yeutrevn-nuoc-rua-chen.jpg

Nên đeo găng tay khi rửa chén để bảo vệ da tay

Đối với những người thường xuyên phải tiếp xúc với những chất tẩy rửa thì bạn nên dùng găng tay để bảo vệ da và bàn tay mình, vừa vệ sinh an toàn vừa hạn chế tiếp xúc với mùi bay ra từ nước rửa chén.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI