Để trẻ té ngã đập đầu xuống đất mà không kiểm tra hoặc có cách xử lý ngay thì hậu quả sau đó sẽ rất khó lường. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách xử lý dưới đây để dùng khi cần nhé!
Theo dõi các triệu chứng khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất
Một số trẻ sau khi bị té u đầu sẽ không có nhiều triệu chứng rõ rệt ngoài vết u. Nhưng vài hôm sau lại có dấu hiệu co giật, sốt, nôn ói… Đây là những dấu hiệu rất quan trọng để mẹ có thể nhận ra ngay tình trạng biến chứng nguy hiểm sau cú trẻ bị ngã đập đầu xuống đất. Các dấu hiệu khác cảnh báo những diễn biến xấu sau cú té đập đầu bao gồm: buồn ngủ, ngủ li bì, khó chịu, kém ăn, khóc quấy, cử động khó khăn ở một vài nơi trên cơ thể.
Nếu thấy các dấu hiệu này hoặc bất kỳ triệu chứng nào chứng tỏ trẻ đang mất dần ý thức, ngay lập tức, bố mẹ hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất nhé!
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp trẻ té ngã đập đầu xuống đất đều nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ cũng đừng lo lắng thái quá. Có những ca chấn động nhẹ có thể khiến trẻ đau, khóc quấy một lúc nhưng sau khi mệt và ngủ một giấc bé sẽ trở lại với mọi hoạt động bình thường. Quan trọng nhất là bố mẹ cần phải để mắt đến trẻ sau ít nhất 1 tuần xảy ra tai nạn. Hoặc, nếu không an tâm, có thể đưa trẻ đi khám để kiểm tra những bất thường trong vùng não.
Khi nào trẻ bị ngã đập đầu xuống đất cần đến gặp bác sĩ?
Thường sau khi ngã, bé sẽ bị trầy nhẹ hoặc nổi cục u lớn ngay lập tức. Đây là chấn thương phần mềm phổ biến và có thể lặn xuống tùy mức độ u. Để sơ cứu và giảm đau cho bé, mẹ dùng đá chườm trong khoảng 15 phút. Sau đó cho bé nghỉ. Đây cũng là cách sơ cứu rất hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hiện tượng cục u bị vôi hóa dưới da to để lại u vĩnh viễn bằng hạt đậu. Tuy nhiên, không thể loại trừ những chấn thương nghiêm trọng đến vùng não của bé nên nhất thiết bố mẹ phải theo dõi những triệu chứng sau:
+ Bất tỉnh: Dù chỉ vài giây bất tỉnh nhưng nó cũng cho thấy cu đập với lực đủ mạnh để gây khối máu tụ và sinh ra máu bầm trong não.
+ Rối loạn tri giác: Bé bị rối loạn thị giác, không nhìn trực tiếp và sợ ánh sáng hoặc mắt lác, đồng tử hai bên không đều, bé vấp ngã hoặc lao vào các đồ vật như thể không nhìn thấy… thì đó là dấu hiệu cho thấy chấn thương nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến dây thần kinh chi phối thị giác. Ngoài ra, có những bé bị ảnh hưởng đến thị giác cũng rất dễ bị kích động, khóc quấy và không làm theo hướng dẫn của chính bố mẹ.
+ Nôn ói: Số lần nôn từ 3 lần trở lên cho thấy có chấn thương tổn hại đến vỏ não. Để quan sát kỹ hơn, sau khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, không nên cho bé bú mẹ hoặc dùng thức ăn đặc.
+ Lỗ mũi hoặc lỗ tai có máu chảy
+ Đau đầu liên tục và mức độ đau ngày càng tăng
+ Các cơ tay, cơ chân yếu liệt dần
Ngoài ra, các màu da biến sắc cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng cần phải để mắt đến khi trẻ té ngã đập đầu xuống đất. Nếu da chuyển sang tím tái hoặc nhợt nhạt, kèm theo nhịp thở không đều theo từng cơn thì cần phải cho trẻ đến bệnh viện gấp.
Yeutre.vn (Tổng hợp)