Hãy cùng ngắm thai nhi trong giai đoạn về đích phát triển cân nặng, chiều dài thông qua những hình ảnh so sánh trực quan dưới đây nhé!
Thai nhi phát triển vượt bậc trong 3 tháng cuối thai kỳ
Thai nhi 26 tuần tuổi
Dài 35,5cm và nặng 755gr.Trung ương thần kinh đã đủ khả năng để kiểm soát một vào chức năng cơ bản của cơ thể. Bé thích khám phá ánh sáng và thử sức mình với khả năng điều khiển hoạt động nhắm, mở của đôi mắt.
Thai nhi 26 tuần tuổi trong bụng mẹ...
... tương đương một bắp cải nhỏ.
Thai nhi 27 tuần tuổi
Dài 36,5cm và nặng 900gr.Bé đang tập những bài tập hít thở để sẵn sàng cho hoạt động độc lập của phổi trong việc hô hấp.
Thai nhi 27 tuần tuổi trong bụng mẹ...
...tương đương trái dừa nhỏ.
Thai nhi 28 tuần tuổi
Dài 37,3cm và nặng 1.020gr. Con đã bước qua giai đoạn an toàn, nhịp tim và sóng não rõ ràng hơn. Thế nhưng vẫn rất cần sự chăm sóc cẩn thận cho đến khi bé thực sự chào đời và nhìn bố mẹ.
Thai nhi 28 tuần tuổi trong bụng mẹ.. .
...tương đương trái cà tím.
Thai nhi 29 tuần tuổi
Dài 38,1 cm và nặng 1.133gr. Tử cung dần trở nên chật chội. Con cảm thấy khó chịu và thường xuyên “tung chưởng” mẹ. Lượng chất béo tích lũy dưới da con ngày một tăng và cân nặng của con đạt mức vượt bậc.
Thai nhi 29 tuần tuổi trong bụng mẹ...
...tương đương trái bí ngòi.
Thai nhi 30 tuần tuổi
Dài 39,8cm và nặng 1360gr. Nhịp thở của con đã đều đặn. Con bắt đầu phản ứng với các thanh âm. Mặc dầu lúc này xương đã đủ đầy nhưng nguy cơ cong vẹo vẫn có thể xảy ra. Lúc này đầu con cũng đã xoay ngôi để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Thai nhi 30 tuần tuổi trong bụng mẹ...
...tương đương trái dứa
Thai nhi 31 tuần tuổi
Dài 41cm và nặng 1.511gr. Tốc độ phát triển của não và hệ thần kinh trung ương đã đạt đến mức chóng mặt! Các giác quan của bé nhờ đó mà đạt đến sự phát triển gần như hoàn thiện. Riêng về phần mẹ, lúc này đã bắt đầu thấy rỉ sữa non.
Thai nhi 31 tuần tuổi trong bụng mẹ...
... tương đương trái bí đỏ nhỏ
Thai nhi 32 tuần tuổi
Dài 42,4cm và nặng 1.700gr. Da con đã bắt đầu dày lên thêm. Đã có được sự kết nối giữa các dây thần kinh.
Thai nhi 32 tuần tuổi trong bụng mẹ...
...tương đương trái dưa gang.
Thai nhi 33 tuần tuổi
Dài 43,1 và nặng 1.814gr. Bé đã mở được mắt những lúc thức giấc. Kỹ năng phối hợp giữa nuốt, thở và bú được bé tập tành dần.
Thai nhi 33 tuần tuổi trong bụng mẹ...
... tương đương trái đu đủ.
Thai nhi 34 tuần tuổi
Dài 45cm và nặng 2.154gr. Da đã mịn màng và hồng hào hơn. Đôi mắt mở to và đôi tai vểnh cao để nghe ngóng tình hình.
Thai nhi 34 tuần tuổi trong bụng mẹ
Thai nhi 35 tuần tuổi
Dài 45,7cm và nặng 2.381gr. Thính giác đã hoàn thiện. Lúc này sự khẳng định giới tính của bé được thể hiện rất rõ qua hình ảnh siêu âm. Và mặc dầu tử cung đã tăng gấp 1.000 lần so với kích thước bình thường nhưng bé vẫn cảm thấy chật chội.
Thai nhi 35 tuần tuổi trong bụng mẹ...
.. tương đương trái bí đao.
Thai nhi 36 tuần tuổi
Dài 47cm và nặng 2.721gr. Tóc con bắt đầu rụng để thay tóc mới và mẹ có thể bị ho vì hiện tượng này. Lớp mỡ dưới da đã được tích tụ và trông bé đầy đặn hơn lên.
Thai nhi 36 tuần tuổi trong bụng mẹ...
... tương đương trái sầu riêng.
Thai nhi 37 tuần tuổi
Dài 48,2cm và nặng 2.872gr. Bé đã bắt đầu ịt đôi chút phân su và dần thành thạo kỹ năng nhắm, mở mắt; hít vào và thở ra.
Thai nhi 37 tuần tuổi trong bụng mẹ...
... tương đương trái bí đỏ lớn.
Thai nhi 38 tuần tuổi
Dài 49,5cm và nặng 3.084gr. Con đã hoàn toàn sẵn sàng để chào đời bằng tiếng khóc oe oe. Nếu sinh vào thời điểm này khả năng sinh tồn đã đủ vững.
Thai nhi 38 tuần tuổi trong bụng mẹ...
... tương đương trái dưa lớn.
Thai nhi 39 tuần tuổi
Dài 50,8cm và nặng 3.175gr. Càng ngày con càng trở nên thông minh hơn và liên tục báo hiệu cho mẹ biết mình đã sẵn sàng.
Thai nhi 39 tuần tuổi trong bụng mẹ...
Thai nhi 40 tuần tuổi dài từ 50,8cm và nặng 3,4 kg, tương đương quả mít lớn.
Thai nhi 40 tuần tuổi
Dài từ 50,8cm và nặng 3,4 kg. Lúc này bé đã quá hoàn hảo để chào đời!
Thai nhi 40 tuần tuổi trong bụng mẹ, và bé đã đủ hoàn thiện để chào đời
Lưu ý:
- Từ tuần 21 trở về sau, chiều dài thai nhi được đo bằng chiều dài từ đầu đến chân.
- Trẻ nhỏ sinh trước 37 tuần được coi là sinh non và từ sau 37 được xem là đủ tháng.
Mẹ cần làm gì trong ba tháng cuối thai kỳ?
Càng đến cận 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ càng trông ngóng con yêu chào đời.
- Mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi. Sự tích lũy năng lượng này sẽ giúp mẹ sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ sắp đến.
- Khi có việc cần ngồi lâu hoặc tỉnh thức sau một giấc dài, bạn không nên vội vàng bật dậy đột ngột, điều này có thể khiến bạn cảm thấy choáng váng và bị ngã ngay sau đó.
- Mặc dầu lúc này mẹ không nên tăng cân quá nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ các thực phẩm dinh dưỡng thuộc nhóm:
- Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa)
- Chất béo (dầu oliu, bơ, các loại hạt)
- Sắt (bổ sung từ dạng viên uống hoặc thực phẩm như thịt bò, thịt lợn)
- Canxi (sữa chua ít béo, sữa đậu nành, nước cam, rau lá xanh, đậu phụ)
- Các loại vitamin, chất xơ...
- Tham gia các lớp học tiền sản để chủ động hơn trong việc chuyển dạ cũng là việc cần thiết bạn nên làm trong lúc này.
- Khi đã xác định sẽ cho con bú sữa mẹ, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về trường hợp của mình. Nếu không có bất cứ trở ngại nào đáng kể, bạn nên học dần cách bồng bế và cho bé bú sao cho dễ dàng nhất.
- Mỗi tối, hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng khoảng 10 phút để giúp máu lưu thông đồng thời cũng là cách giúp bạn chuẩn bị tốt cho việc chuyển dạ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)