Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị trớ và cách khắc phục

Trào ngược hay trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ. Cả trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa công thức đều có thể bị trào ngược và nôn trớ.

banner ads

47558-tre-so-sinh-hay-tro-1.jpg

Trào ngược hay trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ

Dạ dày của bé có chứa axit giúp tiêu hóa sữa. Hỗn hợp gồm sữa và axít dạ dày khi trào ngược lên thực quản sẽ làm bé khó chịu. Nếu bạn đã từng bị ợ nóng, bạn sẽ biết được cảm giác này.

Nôn trớ có thể khiến mọi thứ trông nhớp nhầy, nhưng đó là tình trạng rất phổ biến và bình thường đối với trẻ sơ sinh. Phần lớn nó không phải là dấu hiệu bệnh lý vì trào ngược khiến trẻ bị nôn trớ chỉ là do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Có khoảng 40% trẻ bị trào ngược và khoảng 50-60% trẻ sơ sinh bị nôn trớ trong ngày do chứng trào ngược.

Tuy nhiên, không loại trừ tỷ lệ nhỏ trẻ mắc bệnh lý trào ngược kéo dài.

Nguyên nhân gây trào ngược?

Có một vòng cơ bắp sẽ điều khiển đóng mở van thực quản, tức ống dẫn thức ăn kết nối miệng với dạ dày. Khi bé ăn, các van này mở ra, cho phép sữa đi qua và đóng lại để giữ nó trong dạ dày. Khi vòng cơ bắp điều khiển van vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nó sẽ không thể làm việc một cách chuẩn xác. Điều này có nghĩa là khi đường ruột của bé đã dung nạp đủ, sữa và các axit có thể trào ngược trở lại lên thực quản và gây ra cảm giác khó chịu. Trong khi đó dạ dày của trẻ không đủ lớn để chứa được lượng sữa mà mẹ cố ép bé bú.

Khi vừa sinh, dạ dày của trẻ sẽ chỉ bằng kích thước của một hạt dẻ. Đến ngày thứ ba, nó cũng không thay đổi nhiều. Thậm chí, vào ngày thứ 10, nó cũng chỉ bằng kích thước của trứng gà lớn.

Theo thời gian, các vòng cơ của van thực quản sẽ trở nên mạnh hơn. Cộng thêm dạ dày phát triển lớn hơn nên những trẻ sơ sinh hay bị trớ sẽ qua khỏi tình trạng này mà không cần dùng thuốc điều trị. Có khoảng 90% trẻ sẽ thoát khỏi tình trạng nôn trớ sau năm đầu đời.

Đôi khi, trào ngược gây nôn trớ có liên quan đến một yếu tố nào đó khiến cho hệ thống tiêu hóa của bé làm việc chậm hơn. Trong những trường hợp này, thực phẩm tích trữ trong dạ dày lâu hơn. Thông thường nguyên nhân có thể là do dị ứng sữa bò hoặc không dung nạp lactose trong sữa bò. Nếu bạn nghi ngờ đây là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh hay trớ thì nên báo cho bác sĩ để họ có thể kiểm tra lại và cho bạn những lời khuyên tốt nhất. Chẳng hạn, có thể đổi một loại sữa khác phù hợp với cơ địa của trẻ hơn.

Làm thế nào để ngăn chặn nôn trớ do trào ngược?

47559-tre-so-sinh-hay-tro-2.jpg

Không nên để trẻ nằm ngay sau khi bú

Nếu tình trạng trào ngược của bé ở thể nhẹ, bé vẫn ăn tốt và không quá khó chịu với chứng nôn trớ, bạn nên:

- Cho bé bú ở tư thế đứng

- Đặt trẻ sơ sinh vào mình trong khoảng 20 phút đến 30 phút sau mỗi lần bú

- Chia nhỏ bữa ăn và cho bé sơ sinh ăn thành nhiều bữa trong ngày

- Nếu cho bé bú bình phải chắc chắn lỗ núm không quá lớn sữa chảy quá nhanh.

Khi nào nên cho trẻ sơ sinh hay trớ đi khám?

Nếu trẻ chỉ thỉnh thoảng nôn trớ sau khi ăn hoặc ăn no, bố mẹ không phải lo lắng. Nhưng nếu thấy một trong những dấu hiệu sau ở trẻ sơ sinh hay trớ, bạn nên đưa trẻ đi khám:

- Thường xuyên trớ và lượng thức ăn nôn trớ quá nhiều

- Bé thường cáu gắt sau bữa ăn, khóc và cong lưng

- Dịch nôn có màu vàng hoặc xanh hoặc có máu

- Biếng ăn hoặc bỏ ăn

- Bị đau bụng hoặc đau họng

- Không tăng cân

Sau một thời gian theo dõi. Nếu thấy trẻ sơ sinh hay trớ có những dấu hiệu này, nên ghi chép lại và trình bày nó với bác sĩ trong lần hẹn khám.

Trên đây là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay trớ, cách khắc phục và dấu hiệu nguy hiểm của nôn trớ. Đây sẽ là những thông tin rất cần thiết cho mẹ trong giai đoạn nuôi con nhỏ. Vì vậy, hãy lưu lại để sử dụng khi cần nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI