Nguy hiểm khôn lường khi dùng dầu gió sai cách cho trẻ nhỏ

Từ xưa, dầu gió được dùng để trị cảm, nhức đầu, đau nhức, làm ấm cơ thể hiệu quả. Đặc biệt dầu gió dễ mua, không cần đơn thuốc và có thể sử dụng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ nếu không cẩn thận khi sử dụng có thể khiến trẻ ngộ độc, hệ hô hấp bị tổn thương thậm chí ngừng thở.

banner ads

39734-anh-1.jpg

Mẹ cần cẩn thận khi bôi dầu gió cho trẻ

1. Các tác dụng của dầu gió

Theo BS Đông y Nguyễn Văn Hướng, dầu gió có vị cay, tính mát, là một loại thuốc trị ngoài da giúp chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau nhức và làm cho tinh thần sảng khoái. Bởi vậy, nó rất hiệu quả trong điều trị cảm gió, nhức đầu, đau nhức cơ thể, muỗi đốt.

2. Những nguy hiểm khi dùng dầu gió cho trẻ nhỏ

banner ads

Thực tế đã có không ít trường hợp phải nhập viện do dùng dầu gió sai cách như trường hợp một bé gái 2 tuổi sau khi uống dầu gió 15 phút sau, bé có dấu hiệu mệt mỏi, đứng loạng choạng. Sau 30 phút, bé nôn và có mùi dầu trong dịch nôn rất nhiều. Gia đình vội đưa cháu đi cấp cứu ở BV Nhi đồng 1 trong tình trạng hôn mê và có những cơn ngưng thở khoảng 15 giây.

Tại bệnh viện, bé được đặt nội khí quản, bóp bóng duy trì hô hấp, sử dụng thuốc chống co giật và hút dịch dạ dày, cho than hoạt loại bỏ độc chất. Rất may cháu đã hồi phục sau 3 ngày điều trị.

Theo đó khi sử dụng dầu gió cho trẻ nhỏ ba mẹ cần hết sức lưu ý. Dưới đây là những nguy hiểm nếu mẹ sử dụng dầu gió sai cách ở trẻ nhỏ:

Khiến cơ thể trẻ hạ nhiệt nhanh

Khi trời trở lạnh, hoặc khi trẻ mỏi mệt, bị cảm... nhiều ba mẹ thường bôi dầu gió vào tai, thái dương, lòng bàn tay, bàn chân để làm nóng cơ thể giúp trẻ giữ ấm. Nhưng sự thật dầu gió sẽ khiến cơ thể trẻ nhanh hạ nhiệt hơn là tăng nhiệt nếu mẹ lạm dụng.

Bởi trong dầu gió, tinh dầu bạc hà chứa methol và methyl salicylat. Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh khi xoa vào da. Khi dùng nhiều dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể gây tác dụng ngược.

Hủy hoại niêm mạc đường tiêu hóa

Trẻ em uống phải dầu gió, nhất là loại có chứa tinh dầu bạc hà có thể hủy hoại niêm mạc đường tiêu hóa gây hậu quả nghiêm trọng

Gây ức chế tuần hoàn hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở

Hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương khi hít dầu gió thường xuyên. Bởi trong thành phần của dầu gió có chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em. Lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3-11%. Nếu lạm dụng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) thì hệ hô hấp bị tổn thương, thậm chí ngưng thở.

Tùy vào lượng dầu nhiều hay ít, khi bị ngộ độc, camphor có thể gây tác hại với những triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 - 90 phút sau tiếp xúc.

Biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

Gây xung huyết da

Trong dầu gió chứa chất methy salicylat, đây là chất gây xung huyết da nếu mẹ bôi dầu gió vào vết thương hở trên cơ thể trẻ. Tình trạng xung huyết da sẽ khiến trẻ đau, lâu khỏi, thậm chí bị nhiễm trùng, vết thương lở loét.

3. Sử dụng dầu gió ở trẻ thế nào cho đúng?

39735-anh-2.jpg

Chỉ bôi dầu gió vào da lành cho trẻ

- Nên sử dụng dầu chỉ dành cho trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Trẻ dưới 2 tuổi không được dùng dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà.

- Không dùng dầu gió cho trẻ 3 - 4 lần/ ngày.

- Nên lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp thay bằng việc đổ dầu gió trực tiếp lên vùng da, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt.

- Không bôi vào vết thương hở, niêm mạc mắt, đau bụng thì bôi quanh rốn, đau đầu bôi thái dương.

- Tuyệt đối không cho trẻ ngửi, dù chỉ là một ít.

- Không bôi dầu gió khi trẻ bị ốm, táo bón... vì có thể khiến cơ thể hạ nhiệt ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI