Một ngày lên chùa trong Sài Gòn

Nếu bạn có một ngày rãnh rỗi nhưng không muốn đi xa mà vẫn muốn được đổi gió thì nên đi đâu ở Sài Gòn?

banner ads

Những địa điểm vui chơi quen thuộc như Đầm Sen, Suối Tiên… khiến bạn nhàm chán và muốn tìm một hành trình nào đó thật đặt biệt thì phải làm sao?

Gợi ý, dù bạn có phải là phật tử hay không thì một vòng qua các ngôi chùa cổ kính và hoành tráng ở thành phố này sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm và kiến thức mới mẻ.

Bạn có thể đến thăm một vài nơi trong danh sách sau để có trọn vẹn một ngày của mình.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3

8862-chua.jpg

Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa lâu đời tại TP.HCM.

Chùa được xây dựng từ năm 1964, là một trong những ngôi chùa cổ kính vào bậc nhất của TP.HCM. Chùa được trùng tu nhiều lần để mang dáng dấp như hiện nay. Khuôn viên chùa có đủ chính điện, tháp chuông, bảo tháp… Hương án và tượng phật ở đây cũng được thiết kế và điêu khắc tinh xảo.

Chùa Vĩnh Nghiêm còn là cơ sở giáo dục Phật Học với thư vện khổng lồ kinh thư.

Tại chùa thường xuyên tổ chức các buổi thuyết pháp vào các ngày lễ trong năm.

Chùa Giác Lâm

Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân, P.10, Q.Tân Bình

Chùa Giác Lâm được xây dựng từ năm 1744, là ngôi chùa được xem như cổ xưa nhất tại vùng đất này. Kiến trúc chùa được xây theo lối Nam bộ lại pha lẫn Ấn Độ và Khơ me, tây phương.

Chùa có một cây bồ để to lớn đã được trồng cách đây hơn 60 năm. Khung cảnh chùa đẹp đẽ với vô số cây cỏ hoa lá, gợi cảm hứng cho không ít thi sĩ khi đến đây.

Chùa cũng ấn tượng với những cây cột lớn, gợi lên không khí trang nghiêm và thoáng đãng.

Năm 1988, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Chùa Xá Lợi

Địa chỉ: 89B Bà Huyện Thanh Quan, P.7, Q.3

Chùa Xá Lợi chỉ được xây cách đây khoảng hơn 60 năm. Đây là ngôi chùa được xây dựng để thờ cũng xá lợi của Phật. Kiến trúc chùa cũng khác biệt so với các chùa truyền thống khác với phía trên là bái đường và phía dưới là giảng đường. Chùa cũng có đầy đủ các phòng như chánh điện, giảng đường, tháp chuông, thư viện, trai phòng, vãn sin đường…

Đặc biệt tháp chuông của chùa được biết đến là tháp chuông cao nhất Việt Nam, cao 32 mét và có 7 tầng. Chuông của tháo cũng được đúc theo lối chuông Thiên Mụ của Huế. Trong chùa còn có bộ tranh về cuộc đời Đức Phật đặc sắc.

Nam Thiên Nhất Trụ - Chùa Một Cột miền Nam

Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức

8860-chua-2.jpg

Chùa mang phong cách kiến trúc đậm chất Bắc.

Chùa này cũng được xây cách đây chừng 60 năm. Chùa được xây theo kiến trúc của các ngôi chùa cổ ở miền Bắc, nên mang những đặc trưng từ mái ngói cong cong cho đến cách bày biện, bố trí lễ điện.

Chùa có bức tượng Địa Tạng khổng lồ được làm từ kim loại quý và các bức tượng đẹp khác như Di Lặc, Thích Ca…

Chùa mang vẻ đẹp vửa cổ kính vừa thanh tịnh nên thu hút không ít du khác đến đây chiêm bái, tham quan.

Chùa Bát Bửu Phật Đài

Địa chỉ: Xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh

Khuôn viên tổng thể của chùa rộng đến 10ha, được xây dựng từ năm 1959. Trong thời chiến, chùa cũng bị hủy hoại nhiều do bom đạn, nhưng hiện nay đã được trùng tu và là điểm đến của nhiều du khách.

Chùa có tượng phật cao đến 7m và nặng đến 4 tấn.

Chùa Hoằng Pháp

Địa chỉ: Xã Tân Hiệp, H.Hóc Môn

8861-chua-3.jpg

Chùa thường xuyên tổ chức những nhày lễ hội lớn.

Chùa Hoằng Pháp là đại chỉ tu tập của rất nhiều thiện nam tín nữ mỗi năm.

Chùa được dựng nên năm 1957, có quần thể kiến trúc đồ sộ với nhiều đền đài miếu mạo. Cột kèo, cửa nẻo ở đây đều được chạm trổ tinh vi tạo nên sự bề thế cho ngôi chùa tiếng tăm này.

Vào các ngày rằm, chùa cũng tổ chức nấu đồ ăn chay miễn phí cho khách thập phương về đây chiêm bái dùng.

Do khuôn viên của chùa rất rộng nên nhiều nhóm bạn cũng chọn chùa như một điểm đến để snh hoạt dã ngoại hay cắm trại.

Đến chùa không phải sùng phật mới đến. Đến chùa đôi khi chỉ để tìm một chút không khí thanh tịnh hay khám phá những nét độc đáo trong kiến trúc chùa chiền của đất nước mà thôi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI