1. Sau khi trẻ đi tiêm chủng về
Khi trẻ vừa tiêm chủng xong, chỗ tiêm sẽ có một cái lỗ nhỏ và lỗ tiêm này cần thời gian để hồi phục. Một số mẹ quá cẩn thận và đem trẻ đi tắm ngay sau khi tiêm chủng về có thể khiến chất bẩn len lỏi vào trong, gây phản ứng sưng đỏ, đơ cứng.
Do đó, tuyệt đối không tắm ngay sau khi trẻ vừa tiêm chủng về.
2. Trẻ tiêu chảy, nôn mửa thường xuyên
Trẻ đang bị thiếu nước, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa thậm chí là nhiễm trùng tiêu hóa, viêm dạ dày nên dẫn tới ói mửa hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp này, nếu mẹ vẫn muốn tắm cho con thì không phải cách hay. Tốt nhất, nên cho trẻ nằm nghỉ nơi mát mẻ, đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán bệnh tốt nhất.
Nếu muốn con sạch sẽ, mẹ có thể lấy nước ấm, lau sạch vùng nách, cổ, bẹn cho trẻ là được.
3. Trẻ vừa ăn no xong
Trẻ vừa ăn no xong tuyệt đối không tắm cho trẻ vì có thể khiến cho các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Chưa kể, tắm khi vừa ăn no xong có nguy cơ khiến trẻ nôn ói do dạ dày đang được mở rộng.
Việc tắm rửa nên được thực hiện trước khi ăn hoặc sau ăn từ 1 - 2 giờ.
4. Trẻ sốt quá cao
Nhiều mẹ cho rằng, trẻ càng sốt cao càng phải cho tắm để hạ nhiệt. Tuy nhiên, việc tắm cho trẻ khi sốt quá cao cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ. Do nhiệt độ nước cần phải được đo chính xác và yêu cầu phòng phải kín gió.
Nếu tự ý tắm có thể dẫn tới trẻ ớn lạnh, co giật hoặc khiến nhiệt độ tăng cao hơn.
Ngoài ra, một số trẻ khi sức đề kháng đang kém có thể dễ dẫn tới phong hàn, sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn nếu đi tắm.
5. Da bị tổn thương
Trẻ đang bị mụn nhọt, chóc lở, sưng, bỏng thì tốt nhất không nên cho trẻ tắm. Các vết thương trên da có nguy cơ bị nhiễm trùng, lâu lành, hở miệng khi tắm xong. Đặc biệt nguồn nước không sạch càng nguy hiểm cho trẻ.
Khi trẻ gặp vấn đề về da, các mẹ có thể dùng khăn mềm, nhúng nước ấm và lau nhẹ nhàng để làm sạch bụi bẩn là được.
Yeutre.vn (Tổng hợp)