Mẹ nhanh trí hạ sốt cho con bằng nước vo gạo và lá diếp cá

Nếu con bị hạ nhiệt sau cơn sốt virus, mẹ cần làm ấm cơ thể bằng mọi giá, cho bé ăn và có thể để bé ngâm mình trong nước ấm một lúc.

banner ads

Mẹ Phương Thảo ở Hà Nội thừa nhận "không nhiều kinh nghiệm so với các mẹ khác" và bài viết dưới đây chỉ là chia sẻ một số vấn đề từng trải qua. Bé Nhím nhà mẹ Thảo mới 17 tháng đã ba lần bị sốt virus, lúc nhẹ, khi nặng, lần thì vừa vừa.

49591-thao1-5835-1461832374.jpg

Nhím và mẹ Thảo

1. Trước tiên, nếu đúng con sốt virus, không dùng kháng sinh vì vô tác dụng. Đợi 5-10 ngày là con khỏi hoàn toàn.

2. Biểu hiện: Ngày đầu con hơi sốt nhưng vẫn tỉnh táo. Hôm sau bé sốt rét, người ẻo lả, quấy nhèo nhèo. Lúc này mẹ nào lần đầu thấy con sốt cao cũng gắng bình tĩnh.

3. Sốt cao: Lần này bạn Nhím kẹp nhiệt độ toàn trên 39 độ, uống thuốc nhiều lúc chỉ hai tiếng lại sốt cao, không hạ nổi. Tôi choáng, không biết xử lý sao vì theo lý, sau 4-6 triếng mới được dùng lại thuốc hạ sốt, dùng nhiều không tốt cho gan, thận. Tôi đọc thấy nên dùng hai loại hạ sốt cùng lúc nhưng thật sự run tay không dám đành phải theo kiểu truyền thống, tức là cố hết sức hạ sốt cho con có thể.

Khi con sốt cao mà chưa thể uống thuốc, tôi dùng nước vo gạo đun với lá diếp cá cho bé uống, mắt cá chân buộc khăn ướt. Tuy không giảm nhiệt nhiều nhưng khá tác dụng. Miếng dán đầu tuyệt nhiên không tác dụng với bạn Nhím. Một điều nữa, theo quan điểm riêng, khi Nhím tầm 38,8 độ, tôi mới cho uống thuốc hạ sốt vì sốt virus nhiệt độ cao liên tục, nên nhiều khi tôi cố chờ mới cho con uống, đương nhiên không dám để quá cao tránh co giật.

4. Mất nước: Ưu tiên hàng đầu là oresol, nhưng Nhím cực ghét nước này. Mỗi lần bơm thuốc vào mồm Nhím, con khóc váng nhà còn mệt hơn. Tôi thay oresol bằng nước gạo rang và trộm vía bé hợp mà cũng khá nhiều chất. Cách này cũng được tôi áp dụng khi Nhím bị tiêu chảy. Có hôm con đi gần chục lần nhưng uống nước vo gạo nhiều, môi vẫn mọng.

5. Hạ nhiệt: Sau sốt virus, một số bé hay gặp tình trạng này nên các mẹ lưu ý nhé. Lần đầu Nhím sốt virus, tôi không biết nên chủ quan vì thấy con khỏi rồi nhưng vẫn lờ đờ, không chịu ăn, nhiệt độ thấp, dưới 36 độ. Tôi nghĩ nhiệt kết sai nên đo đi đo lại. Sau này, bà ngoại gọi điện bảo "chắc chắn không sai vì đo cả trán, nách". Kèm theo đó, Nhím ngủ li bì, không ăn. Bà rất nhanh bơm sữa vào mồm con từng tí một, ủ ấm. Lúc sau Nhím bắt đầu tỉnh. Đi khám, bác sĩ bảo con hạ nhiệt độ, thậm chí còn nguy hiểm hơn sốt vì có thể ảnh hưởng não. Nếu gặp trường hợp này, các mẹ cần làm ấm cơ thể con bằng mọi giá, cho bé ăn bằng mọi cách và thậm chí là để bé ngâm mình trong nước ấm một lúc.

6. Phát ban: Nhiều mẹ lo không biết con phát ban do sốt virus hay sốt xuất huyết. Trước khi đi thử máu cho con, mẹ có thể thử bằng cách kéo giãn chỗ da phát ban. Nếu nốt đỏ tan ra là phát ban còn vẫn nguyên cục là sốt xuất huyết.

7. Tiêu chảy: Trẻ sốt virus hay kèm tiêu chảy. Như nói ở trên, mẹ có thể bổ sung cho con thêm nước gạo rang để bù nước. Hết sốt, tiêu chảy cũng giảm ngay.

8. Ho: Sốt virus xong Nhím ho như cuốc, bà ngoại xót nên lệnh uống kháng sinh. Tôi thì nhởn nhơ vì xét nghiệm máu biết là sốt virus, giờ chỉ cần giữ không cho bội nhiễm. Nếu con ho, mẹ chỉ nên cho uống siro long đờm, rửa mũi sau 5-7 ngày khắc hết. Trộm vía, đúng sau 6 ngày, Nhím hết thật.

Theo ngoisao

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI