Mẹ nên làm gì khi mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn vàng lúc ngủ dậy?

Không ít bố mẹ phát hoảng khi thấy con yêu thức dậy với đôi mắt đặc ghèn, thậm chí nhiều bé không mở nổi đôi mắt vì ghèn dính chặt hai mí.

banner ads

Ban ngày, thỉnh thoảng mẹ lại thấy con ươn ướt nước mắt nhưng chẳng phải khóc. Vậy đâu là nguyên nhân của những hiện tượng này?

1. Nguyên nhân của hiện tượng chảy ghèn và nước mắt sống

Trẻ bị chảy nước mắt sống hoặc đổ ghèn nhiều là do bị tắc tuyến lệ hoặc bị sập mi.

Theo các bác sĩ nhi khoa, hiện tượng chảy nước mắt sống hay chảy ghèn nơi khóe mắt ở trẻ nhỏ phần lớn là do ống lệ của trẻ không thông hoặc do trẻ bị sập mi. Ngoài những nguyên nhân này ra không loại trừ khả năng trẻ đã bị dị vật hoặc bụi bẩn bay vào mắt.

2. Cách xử lý khi ống thông lệ của trẻ kém và khi trẻ bị sụp mi mắt

Sụp mi mắt

Trường hợp trẻ bị sụp mi mắt trong khoảng 3 năm đầu đời, phần lớn nguyên nhân đều đến từ sự phát triển của sống mũi. Nếu sống mũi của trẻ thấp và cách xa mắt sẽ khiến mí mắt lật và hình thành nên hiện tượng sụp mí. Với trường hợp này, bố mẹ nên được đến lúc trẻ đủ 3 tuổi, sống mũi dần cao lên để tiến hành chỉnh kéo cho phù hợp. Trong thời gian chờ đợi này, bố mẹ có thể nâng mí cho trẻ để khắc phục phần nào tình trạng sụp mi.

Ống lệ thông kém

Phần lớn các trẻ đều sẽ tự thông ống lệ sau khi tròn một tuổi mà không cần phải phẫu thuật.

Phần lớn các trẻ đều sẽ tự thông ống lệ sau khi tròn một tuổi mà không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, ở một số trẻ, ống thông lệ kém và cần phải can thiệp bằng những thủ thuật y khoa. Mặc dầu vậy, mẹ vẫn có thể giúp trẻ tự thông tuyến lệ bằng cách massage hàng ngày nơi khóe mắt và hai bên sống mũi. Làm theo cách này một thời gian, mẹ sẽ thấy hiệu quả.

3. Những điều cần ghi nhớ khi chăm sóc mắt cho trẻ

- Đôi tay chính là trung gian truyền bệnh do mang theo rất nhiều vi khuẩn, vì thế trước khi vệ sinh mắt hoặc kiểm tra mắt cho bé, bố mẹ nên dùng nước rửa tay diệt khuẩn để loại bỏ bớt mầm mống lây nhiễm.

Thường xuyên lau mắt cho trẻ bằng nước sôi để nguội pha ít muối loãng để đảm bảo vệ sinh.

- Không tự tiện dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ khi thấy ghèn nhiều kèm theo triệu chứng mắt đỏ. Tốt nhất nên dùng nước ấm pha muối loãng để nhẹ nhàng lau mắt cho trẻ mỗi ngày. Lưu ý không lau nhiều và sâu bên trong sẽ làm tổn thương mắt bé. Trường hợp cần dùng thuốc, nên có sự chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp mắt trẻ đã bị nhiễm trùng, ghèn mắt đổ nhiều và liên tục kéo dài trong khoảng 6-7 ngày, cần cho trẻ đi khám để biết nguyên nhân chính xác nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Muốn phòng những bệnh về mắt cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng, mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội lau mắt cho bé mỗi ngày. Khăn lau mặt của mỗi người trong nhà cần dùng riêng và phơi ngoài ánh nắng sau mỗi lần dùng. Đồng thời sắm riêng cho bé khăn mặt và khăn tắm để tránh lây nhiễm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI