Mẹ đã biết chăm sóc vùng thóp cho trẻ sơ sinh một cách an toàn chưa?

Thóp là một trong những bộ phận rất quan trọng ở trẻ sơ sinh. Việc chăm sóc thóp cần phải hết sức cẩn thận để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

banner ads

1. Tại sao có thóp?

Thóp trẻ sơ sinh rất mềm

Thóp là hai điểm mềm nhất ở trên đầu bé khi bé được sinh ra. Một cái ở phía sau, một cái ở đỉnh đầu. Thóp sau nhỏ hơn và có hình tam giác, thóp trước có hình kim cương hoặc cánh diều.

Khi chào đời, xương đầu của bé rất mềm để có thể co giãn và chui ra khỏi cửa mình của người mẹ. Sau khi chào đời, xương đầu bắt đầu thay đổi dần, cứng hơn để đóng thóp lại.

Thóp là một điểm mềm nhưng nó được bảo vệ bởi một lớp màng rất dày, nó sẽ được xương đầu làm liền lại cho tới khi bé được 2 tuổi.

2. Vai trò của thóp đối với trẻ sơ sinh

Thóp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bé chui ra dễ dàng khỏi cửa mình mà không ảnh hưởng tới hộp sọ. Vì vậy, mẹ thấy thóp mềm, thi thoảng phập phồng do các mạch máu chảy qua khu vực này.

Thóp mềm cũng phù hợp với sự phát triển của trẻ, nó tạo không gian cho não phát triển.

3. Thóp bảo vệ não trẻ

Đặc biệt khi các bé bước vào giai đoạn lẫy, bò, não là nơi dễ bị tổn thương nhiều nhất. Bé sẽ bị ngã và đập thóp xuống nền nhà gây bị thương ở đầu, ảnh hưởng tới não, lúc này thóp giống như một chiếc nệm để bảo vệ bé khỏi những chấn thương não.

Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi chẳng may sờ vào thóp trẻ. Điều này hoàn toàn và không gây ảnh hưởng gì tới bé. Hoặc các mẹ thường dùng mũ để đội đầu cho trẻ sơ sinh, những va chạm nhẹ như vậy đều không ảnh hưởng gì tới thóp trẻ.

4. Cách chăm sóc thóp trẻ sơ sinh

Đội mũ cho trẻ để bảo vệ thóp khi trời lạnh

- Bạn vẫn hoàn toàn được chạm vào vùng thóp của trẻ, tuy nhiên nên chạm nhẹ vì nếu chạm mạnh có thể làm tổn thương não bộ. Khi trời lạnh, các mẹ cũng nên đội mũ để bảo vệ thóp trẻ không bị lạnh.

- Trong quá trình tắm cho trẻ, cần phải nhẹ nhàng xoa đầu trẻ, tránh xoa mạnh khiến thóp trẻ bị tổn thương.

- Không dùng tay ấn mạnh vào thóp hoặc đè bất kỳ vật nặng nào lên thóp trẻ.

- Tránh để trẻ bị ngã đập đầu xuống dưới nền cứng vì có thể gây tổn thương não.

- Thường xuyên theo dõi thóp trẻ có phập phồng nhiều, phồng ra hay lõm vào. Vì mỗi biểu hiện khác thường ở thóp trẻ đều cho thấy con đang gặp vấn đề về sức khỏe. Ví dụ, thóp phồng ra nhiều có thể trẻ bị viêm màng não mủ hoặc thóp lõm vào do cơ thể con thiếu nước chẳng hạn.

- Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi thấy những biểu hiện bất thường về thóp khiến mẹ lo lắng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI