Dưới đây là những ảnh hưởng gián tiếp từ việc mất ngủ đến khả năng thụ thai:
Thần kinh căng thẳng và rối loạn kinh nguyệt
Mất ngủ sẽ khiến bạn dần kiệt sức, rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng và mệt mỏi triền miên.
Một khi bị mất ngủ, nhất lại là mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể không có đủ năng lượng cho mọi hoạt động sống trong ngày. Chính vì thế, nó sẽ khiến bạn dần kiệt sức, rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng và mệt mỏi triền miên. Điều này chẳng những sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của bạn mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống nhất là trong chuyện ân ái vợ chồng.
Khi thần kinh bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, quá trình sản sinh hormone Leptin cũng sẽ bị gián đoạn. Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình rụng trứng của người phụ nữ, Leptin một khi đã bị ảnh hưởng sẽ kéo theo sự rối loạn về kinh nguyệt. Nó có thể khiến phụ nữ chậm hoặc sớm có kinh hơn, thậm chí rong kinh hay vô kinh. Và điều này chắc chắn sẽ ít nhiều là giảm khả năng thụ thai.
Rối loạn nhịp sinh học và giảm lượng tinh trùng
Mất ngủ khiến bạn bị rối loạn nhịp sinh học và giảm lượng tinh trùng.
Bị mất ngủ kéo dài sẽ được xét như một bệnh lý. Bệnh này trầm trọng có thể làm thay đổi đồng hồ sinh học ở một người bình thường. Họ có thể phải ngủ ngày để bù đêm và làm đêm để bù ngày. Việc này sẽ khiến chất lượng công việc giảm sút và làm rối loạn cuộc sống. Đồng nghĩa với những sự thay đổi này là cả chế độ ăn và dinh dưỡng thường ngày cũng buộc phải thay đổi theo khiến hệ thống nội tiết rối loạn và ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh ở nam cũng như khả năng rụng trứng ở nữ.
Nguy cơ béo phì và tiểu đường
Như chúng ta đã biết bệnh tiểu đường hoặc thừa cân là hai trong số những nguyên nhân gây hiếm muộn phổ biến. Và việc mất ngủ chính là tác nhân có thể dẫn đến những nguy cơ mắc các bệnh này.
Khi bị thiếu ngủ, cơ thể sẽ tự sinh ra một loại hormone kích thích cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thèm các chất béo.
Khi bị thiếu ngủ, cơ thể sẽ tự sinh ra một loại hormone kích thích cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thèm các chất béo. Ăn nhiều những chất này vào ban đêm, thời điểm bạn thường xuyên bị mất ngủ sẽ khiến cơ thể tích trữ năng lượng khó tiêu hao và gây ra béo phì. Những hệ lụy từ béo phì như cao huyết áp, tim mạch, tăng viêm nhiễm cơ quan sinh dục, giảm chất lượng phôi…Tất cả những nguy cơ này đều đe dọa đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Do béo phì là “người bạn đồng hành” thân thiết của căn bệnh tiểu đường bởi tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt và chất béo nên khi người béo phì cũng đồng thời bị tiểu đường thì những tác hại từ loại thuốc điều trị bệnh này có thể khiến họ phải chịu những tác động tiêu cực đến khả năng rụng trứng.
Tóm lại, dù không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vô sinh nhưng việc mất ngủ kéo dài có thể gián tiếp làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, quá trình rụng trứng và chất lượng phôi. Do đó, nếu muốn kế hoạch mang thai diễn ra thuận lợi như mong đợi, bạn hãy dành sự quan tâm nhiều hơn đối với giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ của chính mình. Nếu không đơn thuần mất ngủ xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh hoặc do thói quen của bản thân, bạn nên đi khám để biết nguyên nhân mất ngủ của bạn có liên quan đến một bệnh lý thần kinh nào hay không. Việc điều trị và trở lại với giấc ngủ bình thường sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình thụ thai và mang thai thành công của bạn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)