Bạn có thể cảm thấy rất rõ những chuyển động của bé ngay cả trong lúc nằm nghỉ. Đây cũng là lúc để mẹ suy nghĩ nghiêm túc về những thay đổi trong cuộc sống mới khi có con bên cạnh đấy!
Ấn tượng sống động nhất khi mang thai tháng thứ 5 chính là những chuyển động đầu tiên của bé trong bụng mẹ. Đây là kỷ niệm ngọt ngào của mọi bà mẹ đang mang thai vì nó mở ra cơ hội tương tác, chuyện trò, vuốt ve giữa bé và mẹ. Đồng thời, cũng là là một tin vui cho mẹ vì thông qua đó, bạn có thể biết được con mình có khỏe mạnh hay không.
Những thay đổi ở mẹ khi mang thai tháng thứ 5
Chắc chắn ngoài cái bụng bầu ngày một lớn, mẹ còn có những thay đổi lớn trong tháng này. Một số mẹ sẽ bị nám, sạm hoặc thâm đen ở các vùng khác nhau trên cơ thể do sắc tố da thay đổi dưới tác động của các kích thích tố. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực của đôi mắt. Nhưng mẹ đừng lo lắng vì những thay đổi này chỉ làm tạm thời khi mang thai thứ 5 trở đi. Chúng sẽ tự nhiên biến mất mà không để lại dấu vết sau khi mẹ sinh con. Ngoài ra, còn có những tin vui khác có thể giúp mẹ phấn chấn hơn: gò bồng đảo của mẹ sẽ căng tròn đầy sức sống và mái tóc rất bóng dày quyến rũ.
Đối với đời sống tình dục của vợ chồng, bạn có thể bất chợt phát hiện ra rằng mình rất dễ đạt cực khoái, hoặc ngược lại, không có chút cảm xúc nào cả. Tất cả những cảm xúc này đều là do tác dụng tạm thời của các kích thích tố trong cơ thể mẹ nhé!
Chuyện ăn và ngủ của mẹ bầu mang thai thứ 5
Chiếc bụng bầu ngày càng lớn khiến cho các mẹ rất khó tìm được một tư thế ngủ thoải mái nhất. Các chuyên gia khuyên mẹ, trong tháng này nên nằm ngủ nghiêng về phía bên trái hoặc nằm ngủ với chiếc gối chuyên dụng dành cho bà bầu để không bị mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cố gắng để mắt nhiều hơn đến việc giữ ổn định cân nặng khi mang thai thứ 5 trở đi mẹ nhé! Đừng ăn quá nhiều hoặc có tư tưởng ăn cho hai người vì điều đó rất phản khoa học. Nếu không biết phải bổ sung bao nhiêu calo trong lúc này, bạn có thể hỏi bác sĩ, miễn sao trong tháng này, bạn không tăng quá 2kg là được! Để làm được như vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột và đồ ngọt, nhưng cũng đừng từ chối hoàn toàn nhé!. Các thực phẩm cần bổ sung thêm gồm: cá và rau quả tươi được hấp chín hoặc các loại hạt cứng.
Các vấn đề có thể xảy ra cho mẹ khi mang thai tháng thứ 5
Một số triệu chứng có thể xảy ra cho mẹ khi mang thai tháng 5. Và đây là những triệu chứng phổ biến nhất:
- Đau ở vùng lưng dưới
- Mạch đập nhanh
- Tiết sữa non
- Tăng dịch tiết từ âm đạo
- Sưng và co thắt ở chân
- Giãn tĩnh mạch của cẳng chân và hậu môn.
Lời khuyên cho mẹ mang thai tháng thứ 5
Không ai có thể chăm sóc mẹ tốt hơn chính bản thân mẹ đâu nhé! Vì vậy, khi mang thai thứ 5, mẹ hãy:
- Tự chăm sóc bản thân: Đừng căng thẳng quá và không để tăng trọng lượng hơn 2kg trong tháng này.
- Cố gắng ngủ đúng tư thế để tránh bị mất ngủ.
- Vào buổi sáng, không nhận được rời giường đột ngột vì như vậy khiến cho mạch đập nhanh và chóng mặt, rất dễ té. Và chắc chắn em bé trong bụng mẹ sẽ không thích những điều này đâu!
- Tránh yên vị quá lâu một vị trí ngồi hoặc đứng, cũng đừng bắt chéo chân trong khi ngồi vì nó làm gián đoạn luồng máu lưu thông.
- Mặc quần có độ co giãn tốt nếu có dấu hiệu giãn tĩnh mạch ở chân.
- Cố gắng đi tiểu khi mắc tiểu, không nín nhịn vì có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Mua giày thoải mái, không gót cao hoặc gót nhọn. Tốt nhất, hãy đến tận nơi thử trước khi mua để đảm bảo: kích thước vừa cỡ chân và chất liệu thoáng mát.
- Lau dịch sữa non tiết ra từ núm vú bằng một chiếc khăn xô vô trùng, nếu cần thiết. Ngoài ra, phải sử dụng miếng lót sữa để tránh những trường hợp khó xử.
- Da và móng tay của bạn đặc biệt nhạy cảm khi mẹ mang thai từ tháng thứ 5 trở đi. Do đó, đừng nên sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Giảm tối thiểu việc sơn móng tay và dùng kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa rạng da.
Yeutre.vn (Tổng hợp)