Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Hắt hơi là một trong những con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm và tốc độ lây nhiễm của bệnh rất nhanh, có thể trở thành đại dịch trong cộng đồng nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Vậy bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Thông thường, bệnh tay chân miệng lây qua dịch tiết qua các cơn ho hoặc hắt xì của người bệnh, mang theo dịch tiết có chứa virus enterovirus gây bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, bệnh còn thể lây qua phân khi các bé vây bẩn từ tay mình truyền sang miệng của một trẻ khác. Trường hợp này thường gặp trong các nhà trẻ. Chính vì tính chất lây truyền nhanh của bệnh, nên từ gia đình, nhà trẻ, trường mẫu giáo cho đến các trường học đều phải biết cách phòng bệnh tay chân miệng.
Cách phòng bệnh tay chân miệng
Khi biết cách phòng bệnh tay chân miệng, cha mẹ và nhà trường sẽ góp phần giúp ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng bùng phát trong chính gia đình mình và trong cộng đồng.
Giữ đồ chơi, sách vở, đồ dùng ăn uống, khăn tắm và quần áo của trẻ riêng biệt
Đối với các gia đình có con nhỏ, cần giảm thiểu sự lây lan cho những trẻ khác bằng cách:
- Cho trẻ nghỉ học và nằm phòng riêng khi điều trị tại nhà
- Tránh cho trẻ đến những nơi công cộng như nhà hàng, sân chơi và các trung tâm mua sắm
- Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh ở các thành viên khác trong gia đình từ nhỏ đến lớn.
- Giữ đồ chơi, sách vở, đồ dùng ăn uống, khăn tắm và quần áo của trẻ riêng biệt.
- Thông báo cho nhà trường, nhà trẻ, trường mẫu giáo nơi trẻ học tập càng sớm càng tốt để họ có thể theo dõi những trẻ khác một cách chặt chẽ và có biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự lây lan của bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
- Chỉ cho trẻ đến trường trở lại khi các mụn nước đã khô và bé đã hoàn toàn bình phục hoặc theo chứng nhận y tế của bác sĩ.
Đối với công tác phòng bệnh từ xa đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ em, bố mẹ và nhà trường cần chú trọng nhiều hơn đến việc giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể:
Rửa tay chân thường xuyên là cách phòng bệnh tay chân miệng tốt nhất
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh
- Che miệng và mũi bằng một chiếc khăn mỗi khi ho hoặc hắt hơi
- Tránh dùng chung thức ăn/ thức uống, dụng cụ ăn, bàn chải đánh răng hoặc khăn mặt với người khác
- Vệ sinh toàn bộ đồ chơi và các thiết bị trước khi các trẻ chơi đùa
- Đo thân nhiệt của bé hàng ngày trong mùa dịch bệnh tay chân miệng
- Tìm kiếm vết lở trên lưỡi, trong miệng và trên môi của trẻ
- Tìm kiếm các vết bất thường ở lòng bàn tay, bàn chân, hai bên bẹn và đầu gối của trẻ.
- Nếu bạn thấy một trong những dấu hiệu trên, nên cho trẻ nghỉ học và đến khám tại các trung tâm y tế.
Hy vọng với cách phòng bệnh tay chân miệng trên đây, bố mẹ và nhà trường sẽ bảo vệ con em mình khỏi bệnh tay chân miệng trong những mùa dịch bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Yeutre.vn (Tổng hợp)