Các mẹ cùng tìm hiểu nhé.
1. Trẻ thường xuyên nghiến răng khi ngủ
Từ 4 tháng trở đi, trẻ sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng sữa đầu tiên và nhiều mẹ không khỏi giật mình và lo lắng khi thấy trẻ nghiến răng khi đi ngủ. Đặc biệt, khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, tình trạng nghiến răng có thể diễn ra thường xuyên hơn.
Liệu giấc ngủ của trẻ có được sâu và ngon giấc không? Trẻ đang mắc bệnh gì?
Chấn đoán bệnh:
- Trẻ có thể đang mắc giun đũa hoặc giun kim nên sẽ có dấu hiệu nghiến răng khi gủ ở trẻ. Do giun đũa và giun kim sẽ hút dinh dưỡng trong ruột non làm rối loạn hệ bài tiết, kích thích nhu động ruột, khiến trẻ tiêu hóa kém, đau bụng. Chưa kể, khi ngủ hệ thống thần kinh vẫn trong trạng thái hưng phấn nên sẽ xuất hiện dấu hiệu nghiến răng.
Trong trường hợp này, cha mẹ có thể lấy giun kim cho trẻ bằng cách soi đèn pin vào ban đêm qua hậu môn và gắp giun cho bé. Vì ban đêm, giun kim thường chui ra hậu môn đẻ trứng vừa có hại cho sức khỏe của trẻ mà còn khiến trẻ ngứa ngáy rất khó chịu. Cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả.
- Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa do ăn uống không khoa học. Hoặc trẻ ăn quá nhiều vào buổi tối trước khi ngủ khiến hệ tiêu hóa hoạt động cật lực và dẫn tới tình trạng cơ nhai ở mặt bị co lại và trẻ bị chứng nghiến răng khi ngủ. Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này, cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cho trẻ. Tránh cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ vì có thể gây đau bụng, khó tiêu và nghiến răng.
2. Trẻ bị đổ mồ hôi ở đầu
Đây là vấn đề nhiều mẹ quan tâm nhất. Vì nhiều thông tin cho rằng, trẻ đổ mồ hôi trộm do bị thiếu canxi và gây ra tình trạng khó ngủ, trằn trọc, không tăng cân. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
Chẩn đoán bệnh:
- Trẻ đổ mồ hôi sinh lý do cha mẹ cho trẻ ngủ trong môi trường ngủ chưa lý tưởng như nóng quá hoặc ủ ấm trẻ quá mức khiến trẻ đổ mồ hôi. Một số cha mẹ dựa vào nhiệt độ cơ thể mình để quyết định cho trẻ ở trong môi trường có nhiệt độ như người lớn mà không biết rằng, trẻ nhỏ ở trong môi trường 24 độ không hề cảm thấy lạnh. Thậm chí trẻ sơ sinh có thể ngủ trong môi trường từ 20 độ trở lên một cách thoải mái. Do đó, cha mẹ nên kiểm tra nhiệt độ phòng cho trẻ trước khi ngủ, mặc quần áo thoáng mát để trẻ luôn cảm thấy thoải mái.
- Trẻ đổ mồ hôi bệnh lý có kèm theo các dấu hiệu như sốt, ăn uống kém, ngủ không sâu, sút cân, lười bú... đồng thời, mồ hôi đổ nhiều nhất vào ban đêm dù nhiệt độ phòng khá lý tưởng. Mẹ cần chú ý bệnh này và bổ sung canxi, vitamin D kịp thời cho trẻ. Tuy nhiên, để biết trẻ có bị còi xương hay không, mẹ cần cho trẻ làm xét nghiệm lâm sàng.
Yeutre.vn (Tổng hợp)