Bài viết dưới đây sẽ lý giải sự khác nhau đó, mẹ hãy đọc để biết thêm nhé!
Khác nhau về độ to, nhỏ
Nhiều người tin rằng mẹ bầu có bụng to sẽ sinh con to, mẹ bầu có bụng nhỏ sẽ sinh con nhỏ. Thế nhưng độ to nhỏ của bụng bầu không phải chỉ phụ thuộc vào kích cỡ của thai nhi. Thường mẹ bầu mang thai con đầu lòng luôn có vòng bụng nhỏ hơn, đặc biệt là mang thai bé trai. Hoặc nếu mẹ bầu chăm chỉ tập thể dục thì vòng bụng thường cũng nhỏ hơn do cơ vùng bụng không bị nhão và chảy xuống.
Mẹ bầu hay tập thể dục bụng sẽ nhỏ hơn.
Chiều cao cũng ảnh hưởng đến độ to nhỏ của bụng mẹ bầu. Mẹ bầu cao và có lưng dài thì bụng sẽ trông nhỏ hơn. Vì thể tích bụng thường rộng hơn và thai nhi không bị đẩy cao về phía trước.
Việc thay đổi của tử cung cũng khiến bụng mỗi mẹ bầu mỗi khác. Tử cung thường đẩy ruột mẹ bầu lệch khỏi vị trí ban đầu để chiếm chỗ. Nếu ruột bị tử cung che lấp thì bụng mẹ bầu sẽ trông giống như chiếc bóng rổ, còn nếu bị đẩy xung quanh tử cung thì trông tròn và đầy đặn.
Bỗng dưng rốn bị lồi
Chiếc rốn nhô lên như nấm đội trên bụng khiến nhiều mẹ bầu lúng túng khi mặc quần áo. Tuy nhiên đây là một biểu hiện bình thường và mẹ cứ yên tâm là bé phát triển bình thường nhé. Vòng bụng lớn hơn chính là nguyên nhân khiến cho chiếc rốn của mẹ bầu lồi ra so với mặt bụng và trông khác hơn bình thường.
Thường sau khi sinh rốn của mẹ bầu sẽ trở về vị trí bình thường. Nếu trong thai kỳ cảm thấy ngứa rốn mẹ bầu nhớ giữ vệ sinh rốn sạch sẽ nhé. Nhưng nếu mẹ thấy rốn có các dấu hiệu đau nhức bất thường thì nên đi kiểm tra để phòng ngừa trường hợp thoát vị rốn có thể xảy ra.
Rốn lồi khi mang thai là bình thường.
Da bị rạn
Khi mẹ bầu mang thai không chỉ vùng bụng mà một số vị trí khác như ngực, đùi, mông sẽ xuất hiện các vết rạn. Nhiều nhất vẫn là xuất hiện trên bụng.
Da có thể co giãn và đàn hồi được là nhờ các sợi collagen và elastin. Chúng thường thoái hóa theo thời gian và khiến cho da bạn bị nhăn nheo khi về già. Và, khi mẹ mang thai các vùng da trên thường bị tăng quá nhanh về mặt kích thước khiến cho các sợi này không giãn ra kịp và bị đứt gãy. Các vết đứt gãy liên tiếp của các sợi này hình vết rạn trên da. Ban đầu vết rạn có thể có màu đỏ nâu do các mạch máu bị tổn thương. Nhưng sau đó vết thương lành thành sẹo màu trắng. Các vết sẹo này thường không thể nào biến mất, đồng thời vùng da có vết rạn cũng trở nên mỏng, yếu và nhão hơn.
Thông thường mẹ bầu bị rạn da là do tăng cân quá nhanh và phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Để phòng ngừa rạn da thì nên giữ ẩm cho da đúng cách. Mẹ có thể dùng dầu dừa chẳng hạn.
Đường chỉ đen xuất hiện giữa bụng
Một đường chỉ đen sẽ xuất hiện vào tháng thứ 4 kéo dài từ rốn đến vùng kín. Tùy từng người mà đường chỉ đen này ngắn và mờ hay trở nên đậm, to chia bụng mẹ bầu ra hẳn thành hai phần.
Thực tế, ở cả nam và nữ luôn tồn tại một đường chỉ dọc bụng, có màu rất nhạt và thường trùng lẫn với da khó nhận thấy. Tên khoa học của chúng là nigra, do các sợi cơ bụng tụ thành và không đóng vai trò gì.
Đường chỉ đen này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh khoảng 1 năm.
Tuy nhiên khi mẹ mang thai, sự xáo trộn của nội tiết tố khiến cho sắc tố da trở nên sẫm hơn và làm cho đường nigra “hiện hình”. Có đến 90% phụ nữ mang thai sẽ thấy đường nigra rất rõ. Và thường chúng sẽ nhạt dần và biến mất sau khoảng 1 năm sinh con.
Yeutre.vn (Tổng hợp)