Nhà nghiên cứu Liên bang Xô Viết Igor Charkovsky là người tiên phong tìm hiểu lợi ích và sự an toàn của phương pháp sinh con dưới nước từ nửa sau của thế kỷ XVII. Đến cuối những năm 1960, bác sĩ sản khoa người Pháp Frederick Leboyer đã nghiên cứu phương pháp sinh con trong nước ấm. Sau đó, các công trình nghiên cứu tương tự không nhiều và ít được phổ biến rộng rãi.
Sinh con dưới nước hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
Năm 1803, ca sinh dưới nước đầu tiên xảy ra tại Pháp do một thai phụ đã tự mình lâm bồn trong bể nước tắm khi muốn thư giãn lúc có dấu hiệu chuyển dạ. Các nghiên cứu về sinh con dưới nước được tiến hành trở lại bởi các y bác sĩ sau đó.
Nghiên cứu cho thấy sinh con dưới nước sẽ giúp mẹ đỡ đau 30%. Môi trường nước ấm lý tưởng là 30- 38 độ C, là môi trường gần với môi trường nước ối trong bụng mẹ. Nước ấm cũng giúp sản phụ thư giãn các cơ, ổn định nhịp thở và từ đó giúp các bé được sinh ra ngoài dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, phương pháp sinh con này cũng có nhiều cảnh báo về sự nhiễm trùng sơ sinh từ nước bẩn, xuất huyết và chết đuối. Cũng có nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có khoảng 12% trẻ sinh bằng phương pháp sinh dưới nước đã cần phải được chăm sóc đặc biệt sau sinh. Tỷ lệ này với các ca sinh thường thì không cao như vậy.
Một số ý kiến chuyên môn khác cho thấy việc đỡ đẻ trong môi trường nước thì khó khăn hơn. Hơn nữa, nếu gặp các ca sinh khó hay thai nhi có biểu hiện phức tạp thì các y bác sĩ sẽ khó tránh khỏi lúng túng trong các thao tác. Bên cạnh đó việc đảm bảo môi trường nước vô cùng tốt, luôn luôn vô trùng cũng là đòi hỏi không dễ để đáp ứng.
Với những nhận định trái chiều như trên thì trên thế giới giới y khoa cũng chia thành các phe có ý kiến đối lập.
Trong khi ở Hoa Kỳ, các y bác sĩ không khuyến khích việc sinh con dưới nước vì thận trọng với các rủi ro của chúng, thì tại Anh cứ 100 phụ nữ lại có 1 phụ nữ thực hiện ca sinh dưới nước. Hiện nay, phương pháp sinh con dưới nước chưa có tại Việt Nam. Trong các nước Châu Á thì Thái Lan là nước duy nhất thực hiện điều này. Với nhiều nước phương Tây đây cùng là cách sinh mới mẻ.
Sinh con dưới nước hiên nay có giá khá mắc mỏ. Giá cho thuê bồn sinh vào khoảng 300 USD hoặc mua là 1.000 USD. Đó là chưa kể đến chi phí dành cho y bác sĩ hỗ trợ khi sản phụ sinh con tại nhà.
Một ca sinh con dưới nước tốn kém không ít tiền của các bậc cha mẹ.
Tuy nhiều tranh cãi, nhưng những trường hợp dưới đây luôn được các bên đồng ý là không nên sinh con dưới nước:
- Bào thai quá lớn hay thai phụ mang đa thai.
- Tư thế thai nhi bị ngược.
- Thai phụ bị mắc bệnh tim.
- Tâm lý thai phụ không ổn định trước khi sinh.
- Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng hoặc các bệnh liên quan đến vùng kín.
Với những mẹ bầu bình thường, nếu quyết định sinh con dưới nước thì những điều sau đây nên được quan tâm để đảm bảo cho một ca sinh ít rủi ro nhất.
1. Chọn bác sỹ sản khoa, nữ hộ sinh và những người thân sẽ có mặt trong ngày sinh của bạn, và xem thử liệu họ có đủ thiết bị, kinh nghiệm, vốn kiến thức và thái độ đúng mực để hướng dẫn bạn làm điều đó hay không. Hãy xin lời khuyên của họ để chuẩn bị những vật dụng cần thiết để tiến hành một ca sinh con dưới nước.
2. Đảm bảo nhà có đủ điều kiện cần thiết để tiến hành ca sinh dưới nước tại nhà như: bồn tắm và không gian xung quanh đủ rộng, có đủ vật dụng ý tế cần thiết..
3. Thử các tư thế sinh con khác nhau để chọn một tư thế phù hợp. Nằm hay ngồi hay quỳ…tư thế nào thì còn phụ thuộc vào chính các mẹ bầu nữa.
4. Bồn tắm hoặc bồn sinh được thuê mướn phải phù hợp với mẹ bầu. Bồn phải chứa nước đủ sâu, không quá cao, không dễ trơn trược, nguồn cung cấp nước nóng ổn định… Bồn cần đảm bảo vệ sinh và nguồn nước được vô trùng.
Yeutre.vn