1. Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi
Nanh sữa
Thông thường ở giai đoạn này, 70% trẻ sơ sinh gặp bệnh lý răng nanh sữa. Răng nanh sữa là những nang nhỏ, kích thức từ 1 - 3mm, màu trắng, nằm rời rạc và nằm trên xương hàm, bờ lợi hoặc niêm mạc khẩu cái. Phần nhiều các nanh sẽ tự vỡ và không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, một số trẻ sẽ có hiện tượng biếng ăn, bỏ bú, lúc này mẹ cần đưa ngay trẻ tới gặp bác sĩ răng hàm mặt để làm thủ thuật chích răng nanh.
Tưa miệng
Trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng rất dễ mắc tưa lưỡi. Khi bị tưa lưỡi, mẹ sẽ thấy những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng trẻ. Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng, khi mẹ dùng gạc đánh đi lớp trắng này có thể gây chảy máu miệng.
Trong trường hợp này, mẹ hãy cho trẻ đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị đúng đắn.
2. Trẻ từ 1 - 2 tuổi
Sâu răng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên có nguy cơ sâu răng rất cao vì lúc này trẻ có thể ăn đa dạng thực phẩm và nếu không được chăm sóc tốt dẫn tới sâu răng. Các lỗ sâu sẽ xuất hiện trên mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong, mặt trên của răng. Nếu phát hiện sớm, cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện răng hàm mặt để được trám lỗ sâu và chăm sóc răng miệng trẻ tốt thì sẽ không lo trẻ bị sâu răng tái phát.
Sâu ngà
Sâu ngà là biểu hiện răng bị ê buốt ngay cả khi trẻ uống nước lạnh, nóng hoặc khi nhai. Lúc này, sâu răng đã rất nặng và lan tới tủy răng. Các cơn đau nhức sẽ đến liên tục ngay cả khi trẻ không làm gì đến răng..
Trong trường hợp này cần đưa trẻ đi điều trị tủy.
Viêm tủy
Viêm tủy là biến chứng của sâu răng. Khi răng không được điều trị trám bít sớm sẽ gây biến chứng viêm tủy và làm trẻ đau răng, không nhai được, bỏ ăn, sút cân, sốt. Khi cha mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu đau răng, biếng ăn cần đưa trẻ đi khám răng ngay để phòng biến chứng nặng.
Viêm tủy nếu để lâu ngày sẽ gây áp - xe răng miệng, ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn, gây mọc lệnh lạc răng, mất răng sữa sớm.
Viêm lợi
Từ 1 - 3 tuổi trẻ sẽ có biểu hiện viêm lợi do mọc răng. Dấu hiệu cho thấy trẻ viêm lợi là sốt cao, chán ăn, bỏ bú, vùng lợi sưng đỏ. Nguyên nhân viêm lợi cũng có thể do cha mẹ vệ sinh răng kém khiến trẻ dễ bị viêm.
Ngoài ra, vùng lợi trẻ còn chảy máu khi vệ sinh răng, hơi thở hôi, bệnh sẽ nặng hơn nếu cha mẹ tự ý điều trị và vệ sinh răng miệng cho trẻ kém. Nên đưa trẻ tới bệnh viện răng hàm mặt để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.
Gãy răng/rụng răng
Chấn thương răng cũng thường xảy ra ở trẻ từ 1 tuổi. Do trẻ lúc này đã biết đứng hoặc chạy nhảy nên rất dễ bị ngã. Khi ngã, trẻ có thể bị gây răng hoặc rụng răng sữa ảnh hưởng tới chức năng nhai, thẩm mỹ và có nguy cơ ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn chưa mọc.
Yeutre.vn (Tổng hợp)