Liệt kê 5 "truyền thuyết" nuôi con sai bét nhưng mẹ vẫn tin "sái cổ"

Có rất nhiều "truyền thuyết" nuôi con được truyền từ thời xưa nhưng khoa học đã chứng minh là sai và không có tác dụng trong việc chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn tin vào những "truyền thuyết" đó và áp dụng trong việc chăm sóc trẻ.

banner ads

Vậy đó là truyền thuyết nào?

1. Không tắm khi trẻ bị ốm

49947-tam-nuoc-gung.jpg

Không tắm khi trẻ ốm

Đây là quan niệm chăm sóc và nuôi con của rất nhiều mẹ hiện nay. Vì mẹ tin rằng, khi trẻ bị ốm, sức đề kháng yếu, nếu tắm sẽ khiến bệnh tình con càng trở nên nặng hơn. Thậm chí một số mẹ còn rỉ tai nhau, nếu tắm cho bé thì phải cho thêm ít rượu vào để làm nóng người, như vậy bé mới không bị cảm lạnh.

Theo các bác sĩ, quan niệm này hoàn toàn sai lầm, thậm chí gây hại tới trẻ. Khi trẻ ốm, việc tắm hoàn toàn không làm tình trạng bệnh nặng hơn nếu mẹ tắm đúng kỹ thuật, tắm nhanh và tắm nơi kín gió. Trừ khi các mẹ tắm quá lâu cho trẻ, tắm nơi gió lùa khiến trẻ bị lạnh, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, tắm bằng rượu cho trẻ có thể gây nên tình trạng trẻ bị "xỉn" do hơi rượu thốc vào mũi hoặc ngấm qua da và có thể gây ngộ độc rượu nhẹ. Do đó, khi tắm cho trẻ, mẹ có thể cho thêm ít gừng giã nhỏ để làm ấm trẻ là được.

2. Đội mũ giữ ấm thóp cho trẻ sơ sinh

Rất nhiều các mẹ truyền miệng nhau, trẻ sơ sinh thóp chưa liền nên dễ bị lạnh và cảm. Vì vậy, việc đội mũ sẽ giúp trẻ sơ sinh giữ ấm phần thóp, không bị đau đầu. "Truyền thuyết" này được lưu truyền khá lâu, khá bền vững trong cách chăm sóc trẻ nhỏ và bất chấp khoa học cũng như các bác sĩ đã chứng minh, trẻ sơ sinh không cần thiết phải đội mũ.

Vì sở dĩ, khi bị cảm cúm là do trẻ bị nhiễm virus hay vi khuẩn chứ hoàn toàn không do thóp bị "gió máy" và không được che chắn kỹ. Theo các bác sĩ, việc bảo vệ thóp rất quan trọng như tránh cho va đập mạnh làm tổn thương thóp, còn đội mũ quá kín, quá lâu có thể dẫn tới đổ mồ hôi, nóng nực, khó chịu ở trẻ, nhất là vào mùa hè. Mà đôi khi, chính sự chăm sóc quá kỹ này khiến trẻ mệt mỏi và thêm bệnh nhiều hơn. Chưa kể, khi đội mũ quá kỹ, con đổ mồ hôi đầu nhiều mẹ lại "đổ" con bị thiếu canxi nên đổ mồ hôi trộm.

3. Lau người bằng nước ấm sẽ hạ sốt cho trẻ

Nhiều mẹ khuyên nhau rằng, khi trẻ bị sốt, ngay lập tức lấy nước ấm lau người cho trẻ, như vậy thân nhiệt trẻ sẽ nhanh hạ sốt. Theo các bác sĩ, thực ra việc lau người cho trẻ chỉ làm sạch cơ thể trẻ và không hề làm cho thân nhiệt hạ.

Nhiều mẹ sau khi lau xong sờ vào phần nách hoặc cổ, gáy hay bẹn trẻ thấy da mát nên nghĩ rằng thân nhiệt hạ, tuy nhiên, thực tế thân nhiệt vẫn vậy và không hề thay đổi, nếu có thay đổi chỉ là lớp da bên ngoài mát hơn mà thôi.

4. Trẻ bị ho nên kiêng đồ lạnh, đồ tanh

49946-nhungtuvanchobame30ffec.jpg

Không ăn đồ lạnh khi ho

Khi trẻ bị ho, điều đầu tiên các bà mẹ trẻ nhận được lời khuyên là cần kiêng cho trẻ ăn đồ tanh như tôm, cá và không ăn đồ lạnh như kem, nước đá. Theo các bác sĩ, việc kiêng khem này không hề có lợi cho trẻ mà còn có hại.

Vì khi trẻ bị ho, đồ tanh không hề ảnh hưởng tới việc ho của trẻ, thậm chí hải sản là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động và chống lại bệnh tật. Riêng với đồ lạnh, nếu cha mẹ cho trẻ ăn ở mức độ vừa phải, hợp lý thì vẫn hoàn toàn có thể ăn được. Vì nguyên nhân ho do trẻ bị nhiễm khuẩn, virus, hoàn toàn không liên quan tới ăn đồ lạnh.

5. Bế cắp nách chân trẻ sẽ vòng kiềng

Đây là nỗi lo sợ chung của nhiều mẹ khi có con nhỏ. Vì các mẹ hầu hết đều có thói quen bế cắp nách trẻ và sợ trẻ bị chân vòng kiềng. Nếu để ý chút, các mẹ sẽ thấy, trước đây, hầu hết trẻ nhỏ đều được các mẹ bế cắp nách khi làm việc, đi chơi, đi chợ... nhưng khi lớn lên có trẻ chân vòng kiềng, trẻ thì không. Tại sao?

Lý do, khi trẻ lớn từ 1 - 2 tuổi, hệ xương bắt đầu phát triển, chân thẳng hơn (trẻ sơ sinh hoặc dưới 1 tuổi chân luôn dạng cong do thói quen nằm trong bụng mẹ). Với những trẻ chân vòng kiềng có thể do thiếu canxi, hệ xương phát triển không vững chắc hoặc cơ thể quá nặng dồn một lực xuống chân nên chân phải vòng kiềng để tạo thế đứng vững chắc cho cơ thể.

Đó là lí do chúng ta vẫn thấy, trẻ béo phì tập đứng hay đi sớm có nguy cơ chân vòng kiềng cao hơn trẻ có cân nặng bình thường.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI