Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính chủ yếu do trẻ bị táo bón nặng, thậm chí có thể khiến phân bị tắc hoàn toàn. Việc trẻ bị són phân không phải trẻ cố tình mà do trẻ không thể tự kiểm soát tình hình nếu khối tắc nghẽn không được giải phóng.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị táo bón như chế độ ăn uống giàu sữa, di truyền, nhịn đi ngoài nhiều lần, do chế độ ăn uống không hợp lý, trẻ bị căng thẳng... Do đó việc điều trị táo bón sẽ giúp trẻ chấm dứt tình trạng són phân.
1. Cách điều trị táo bón theo tây y
Làm rỗng đại tràng
Khi trẻ bị táo bón nặng và không thể giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng tại nhà, cha mẹ tốt nhất đưa trẻ đi khám ở chuyên khoa để điều trị. Các biện pháp thường được áp dụng trị táo bón nặng theo Tây y như:
- Thụt hậu môn: bơm nước vào trực tràng tạo cơn mót tiểu.
- Thuốc đút hậu môn sẽ giúp kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.
- Thuốc nhuận tràng giúp rửa phần ruột già và trực tràng, nhờ vậy phân ra ngoài dễ dàng hơn.
- Đôi khi nhân viên y tế phải dùng tay để tháo phân khô cứng trong hậu môn.
Dùng thuốc chống táo bón
Phương pháp này sẽ giúp làm mềm phân và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
- Dùng nhóm thuốc tạo khối và bổ sung chất xơ để phân xốp mềm dễ đi tiêu hơn.
- Dùng thuốc làm mềm phân.
- Dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
Dùng thuốc nhuận tràng kích thích
Đối với tình trạng trẻ bị táo bón nặng và dù đã áp dụng những cách trên nhưng không thể điều trị táo bón, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng kích thích. Thuốc này giúp đại tràng co thắt đẩy phân về phía trước trực tràng.
Tuy nhiên, thuốc này sẽ có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn, chướng bụng, co thắt cơ bụng... do đó cha mẹ không tự ý dùng thuốc cho trẻ cần phải cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Chế độ dinh dưỡng trong điều trị táo bón
Ở thời điểm hiện tại, sau khi trẻ đã hết táo bón nhờ điều trị theo tây y, cha mẹ cũng cần phải chú ý vấn đề dinh dưỡng cho trẻ. Dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp trẻ giảm táo bón hiệu quả và phòng ngừa táo bón sau này.
Theo đó, cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn chế độ giàu chất xơ giúp phân mềm, xốp và kích thích nhu động ruột, hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhờ vậy trẻ sẽ đi đại tiện đều đặn và hạn chế tình trạng táo bón, ứ phân lâu ngày.
Bên cạnh tăng cường chất xơ, mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ dùng các sản phẩm như sữa, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nóng gây táo bón. Khi ăn tránh ép trẻ ăn quá mức, nên đưa ra nhiều loại thực phẩm lành mạnh để trẻ lựa chọn quyết định.
Gợi ý một số loại thực phẩm giúp điều trị táo bón hiệu quả cho trẻ
Cam
Cho trẻ ăn cam trị táo bónCam được biết là một loại quả giàu vitamin C rất tốt và dùng trong trường hợp trẻ bị bệnh. Cam cũng nhiều chất xơ - chất đóng vai trò quan trọng trong việc làm nhuận tràng và trị táo bón cho trẻ nhỏ. Khuyến khích cho trẻ ăn cam nguyên múi thay vì ép nước uống.
Thanh long
Thanh long chứa nhiều hạt đen - được coi là chất nhuận tràng tự nhiên rất tốt cho tình trạng táo bón. Ngoài ra, thanh long còn được biết đến là một trong những loại quả giàu vitamin, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống táo bón.
Chuối
Đây là loại quả ăn dặm và trị táo bón cực hiệu quả. Chuối chứa nhiều pectin, một loại chất xơ hòa tan đã được chứng minh rất tốt cho người táo bón. Chuối cũng chứa nhiều kali, acid folic và vitamin B6 rất tốt cho trẻ nhỏ.
Táo
Táo được chứng minh là nguồn cung cấp chất xơ hiệu quả trong đó chủ yếu là pectin. Đặc biệt táo chín chứa chất hoạt động như một chất nhuận tràng thẩm thấu tự nhiên giúp làm mềm phân và kích thích đẩy phân ra khỏi ruột. Táo cũng là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất, chất oxy phù hợp với sức khỏe của mẹ và bé.
Các loại rau
Các loại rau nhiều nước và chất xơ đều rất tốt cho việc trị táo bón của trẻ nhỏ. Đặc biệt các loại rau xanh lá như rau lang, đậu hà lan, súp lơ xanh...
3. Một số phương pháp trị táo bón khác cho trẻ
Ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng cho trẻ, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để trị táo bón cho trẻ:
- Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước. Đối với trẻ lớn hơn bị táo bón, mẹ cho trẻ uống 100 - 200ml nước/ngày. Trẻ từ 3 - 5 tháng tuổi mẹ có thể cho trẻ uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống nước như người lớn.
- Khuyến khích trẻ đi tiêu: Hãy đảm bảo trẻ ngày nào cũng được đi tiêu bằng cách tập cho con thói quen đi tiêu hàng ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. Việc đi tiêu đều đặn sẽ tạo phản xạ cho trẻ và giúp trẻ giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
- Khuyến khích trẻ vận động: Vận động thường xuyên chính là cách giảm táo bón hiệu quả ở trẻ. Thay vì cho con ngồi xem vô tuyến nhiều, mẹ hãy khuyến khích cho trẻ vận động nhiều hơn như chạy nhảy ngoài công viên, tập thể dục buổi sáng...
- Động viên trẻ ngồi bồn cầu sau bữa ăn vì thông thường sau bữa ăn, nhu động ruột hoạt động tốt nhất và trẻ dễ đi tiêu nhất. Khi trực tràng đầy phân trẻ sẽ nhận rõ cảm giác mót tiểu, tuy nhiên nếu trẻ bị tắc phân trong thời gian dài sẽ mất cảm giác mót tiểu và gây ra táo bón.
Yeutre.vn (Tổng hợp)