Kỹ năng quản lý và chăm sóc nhà cửa - bạn thực sự đã biết?

Mỗi dịp cuối năm, hầu như mọi người, mọi gia đình đều có sự lưu ý đặc biệt đến việc chăm sóc nhà cửa. Bằng cách này hay cách khác, công việc chăm sóc nhà cửa tùy theo mỗi gia đình, không ít thì nhiều trở thành một "gánh nặng" thậm chí là nỗi sợ hãi, bởi nhìn đâu cũng thấy cần có những món phải dọn đi, những thứ phải sắp xếp lại,...Vậy làm thế nào để giảm "gánh nặng" của chuyện chăm sóc nhà cửa mỗi dịp cuối năm? Mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé.

banner ads
Kỹ năng quản lý và chăm sóc nhà cửa cần thiết cho mọi người
Kỹ năng quan lý & chăm sóc nhà cửa rất cần thiết cho mọi người - Ảnh Internet

1. Quản lý và chăm sóc nhà cửa bao gồm những gì?

Không chỉ dừng lại hay bó gọn trong việc quét dọn, lau chùi, làm sạch không gian sống, quản lý và chăm sóc nhà cửa còn bao hàm cả nhiều yếu tố khác như kế hoạch chuẩn bị một bữa ăn, công việc bếp núc, công việc giặt giũ, chăm sóc khuôn viên nhà, sân vườn (nếu có)...

2. Ý nghĩa của việc quản lý và chăm sóc nhà cửa

Theo một số chuyên gia quản lý kinh tế, cũng như chuyên trang về nội thất và không gian sống, quản lý và chăm sóc nhà cửa là một phần quan trọng trong cuộc sống. Không gian sống của các gia đình cũng như nhiều phần việc khác, cần đến kỹ năng quản lý và tổ chức, cũng như chăm sóc một cách khoa học, phù hợp. Việc quản lý chăm sóc này không chỉ mang lại cho chúng ta một không gian sống thoải mái, nhẹ nhàng, gọn gàng và ngăn nắp. Điều này còn thể hiện hay phản ánh chính bản thân, cũng như chính khả năng tổ chức trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

3. Lý do cần thiết nên học và biết các kỹ năng quản lý và chăm sóc nhà cửa

Người ta cho rằng, có 3 lý do chính đáng, cần thiết khiến chúng ta nên học và có kỹ năng quản lý và chăm sóc nhà cửa tốt:

3.1 Quản lý và chăm sóc nhà cửa để bảo đảm môi trường sống

Trước tiên, có kỹ năng quản lý và chăm sóc nhà cửa chu đáo và khoa học, đồng nghĩa với việc chúng ta tạo một môi trường sống tốt đẹp cho bản thân và các thành viên cùng sống dưới một mái nhà.

Khi chúng ta lưu ý về việc quản lý và chăm sóc nhà cửa, có kế hoạch cụ thể cho công việc này, chúng ta sẽ sắp xếp mọi việc khá nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và luôn đảm bảo không gian sống sạch sẽ gọn gàng như ý. Có kỹ năng này cũng như tạo được thói quen, chắc chắn chúng ta không phải vất vả và cập rập lo chuyện chăm sóc nhà cửa mỗi dịp nào đó, dịp cuối năm hay xuân về tết đến.

Quản lý và chăm sóc nhà cửa bảo đảm môi trường sống tốt hơn
Quản lý và chăm sóc nhà cửa đảm bảo môi trường sống - Ảnh Internet

3.2 Quản lý và chăm sóc nhà cửa ảnh hưởng đến công việc

Thực vậy, nếu biết quản lý và chăm sóc nhà cửa một cách chu đáo, bạn sẽ được tin tưởng rằng, mọi công việc khác của bạn đều được lưu ý, chăm sóc chỉn chu và có khoa học.

Trong công việc, sự lưu ý cần thiết của bạn về việc tổ chức cũng như sắp xếp gọn ghẽ khoa học, cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian hoàn thành và hiệu suất công việc.

3.3 Quản lý và chăm sóc nhà cửa ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội

Không chỉ trong cuộc sống hiện đại, từ thời xưa, không gian sống của mỗi người cũng hàm chứa những lợi ích nhất định cho chủ nhân, trong mối quan hệ công việc hay xã hội.

Bạn có thể mời cộng sự, đồng nghiệp,...đến thăm nhà hay làm việc tại nhà bạn vì một lý do hay dịp, hoặc dự án nào đó. Lúc này, không gian sống của bạn sẽ là một trong những yếu tố ấn tượng đầu tiên, phản ánh khá chính xác, và khiến người khác có cái nhìn nhận tích cực hay tiêu cực tức thì, liên quan đến chính khả năng công việc của bạn.

4. Quản lý và chăm sóc nhà cửa như thế nào cho hiệu quả

Sắp xếp và tổ chức khoa học việc chăm sóc nhà cửa
Quản lý và chăm sóc nhà cửa như thế nào cho hiệu quả - Ảnh Internet

4.1 Soạn thảo danh sách những việc cần làm (check list)

Soạn thảo danh sách những việc cần làm là yếu tố đầu tiên trong việc thiết lập mục tiêu quản lý và chăm sóc nhà cửa hiệu quả. Tùy vào mỗi cá nhân hay gia đình, danh sách có thể dài ngắn khác nhau. Và gợi ý điển hình cho một danh sách những việc cần làm là:

Lên danh sách khi mua sắm

Tạo danh sách những đồ dùng hay vật dụng khi mua sắm giúp bạn mua sắm đúng, vừa bảo đảm không thừa không thiếu và không ảnh hưởng đến mức chi tiêu hay kế hoạch tài chính.

Sự an toàn

Lưu ý sắp xếp các thiết bị gia dụng một cách an toàn. Sau khi sử dụng xong luôn ghi nhớ việc tắt công tắc các thiết bị, để đồ gia dụng đúng vị trí. Kèm theo đó, cần có thiết bị báo chống khói, ngắt điện, phòng cháy chữa cháy đặt để ở một khu vực an toàn gần đó, dễ thấy, dễ tiếp cận khi cần thiết, để bảo đảm mức độ an toàn cao nhất.

Lưu trữ đồ dùng gia đình một cách khoa học

Lưu trữ đồ dùng cũng như sắp xếp đồ dùng một cách khoa học cần được thực hiện thường xuyên. Việc này giúp bạn luôn có một không gian ngăn nắp tiện lợi và khoa học. Cách tốt nhất cho bạn là lưu trữ và sắp xếp theo khu và theo chức năng của vật dụng, ví dụ như:

Khu vật dụng vệ sinh: giấy vệ sinh, xà phòng, các loại khăn lau tay,...nên để tập trung một chỗ.

Khu chứa rác và phân loại rác thải hay rác tái chế: nên đặt để một vị trí tiện lợi và phù hợp.

Khu chứa các dụng cụ dành cho sàn nhà: Khu này nên để các dụng cụ lau sàn, nước lau sàn, các loại thảm...

Khu dụng cụ dùng cho chăm sóc nội thất: nên sắp xếp đồ lau chùi, loại nước đánh bóng, các loại kềm, vít, đinh, ổ điện dự phòng,...cùng một chỗ.

Khu dụng cụ dành cho nhà bếp và công việc bếp núc: tập trung các vật dụng và nước lau rửa bếp, tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng,...

Vật dụng dành cho chế biến thực phẩm: dao kéo, các loại hộp, túi đựng thức ăn, nước rửa rau củ,...để chung một khu.

Khu lưu trữ thông tin: Chuẩn bị một kệ nhỏ hay hộp nhỏ lưu trữ các tài liệu hướng dẫn sử dụng vật dụng nhà bếp(nếu có), thiết bị gia dụng, công thức nấu ăn, dinh dưỡng,...

4.2 Lên kế hoạch lau chùi dọn dẹp

Sau mỗi lần nấu nướng, cần đặt để các vật dụng phục vụ nấu bếp về đúng vị trí từ các hũ lọ gia vị, rổ rá, nồi niêu,...Thu dọn gọn gàng đồ dùng nấu bếp, lau chùi bếp núc và khu vực bàn bếp,...ngay sau khi nấu xong hoặc vào cuối mỗi ngày. 

Lên kế hoạch sau bao lâu thì lau dọn sàn nhà, lau chùi khử trùng phòng tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa bát, các loại chậu rửa, xô đựng,...

Lên kế hoạch cho việc duy trì và bảo quản, làm mới đồ dùng gia dụng, vật dụng,...

Luôn có kế hoạch lau chùi dọn dẹp nhà cửa định kỳ
Luôn có kế hoạch lau chùi dọn dẹp chăm sóc nhà cửa định kỳ ngắn hạn và dài hạn - Ảnh Internet

4.3 Sắp xếp thời gian để thực hiện công việc chăm sóc nhà cửa

Đôi khi nhiều cá nhân và gia đình đã lên danh sách hay lên kế hoạch chăm sóc nhà cửa nhưng vì nhiều lý do mà những việc này bị trì hoãn. Điều này lâu dầu sẽ khiến cho nhà cửa thêm bề bộn, khi nhìn lại các cá nhân càng thêm chán nản, ngại đụng tay vào dọn dẹp. Thêm vào đó, tâm lý sắp xếp đại cho xong trở thành nguyên nhân khiến cho các kế hoạch chăm sóc nhà của luôn bể kế hoạch. Do đó, khi chúng ta thiết lập được kế hoạch, cần phải tôn trọng kế hoạch mình đã thiết lập, cần phải sắp xếp thời gian để thực hiện công việc này không trì hoãn lâu hoặc lần lữa. Khi vượt qua được chướng ngại này, dần dà chúng ta có thói quen & kỹ năng tốt, khiến cho việc quản lý và chăm sóc nhà cửa trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng. Nhờ đó, đến mỗi dịp cần thiết, nói đến chuyện chăm sóc dọn dẹp nhà cửa, chúng ta đều cảm thấy mình nhàn tênh...

5. Ý tưởng nghệ thuật dành cho không gian sống

Đừng khi nào e dè hay ngại ngùng nếu như trong đầu bạn xuất hiện ý tưởng thêm một bình hoa, mua một cây cảnh, trang trí thêm trên tường nhà một bức tranh đẹp, thay một bộ rèm cửa mới, thậm chí là đổi màu sơn tường hay kê lại vị trí tủ hoặc bộ sofa.

Tất cả những ý tưởng dành cho trang trí nhà cửa luôn cần được xem xét, nên thực hiện thay đổi thêm bớt khi cần thiết. Điều này sẽ thêm "sinh lực" và sự sống động cho không gian sống của bạn. Nghệ thuật dành cho không gian sống cũng là một yếu tố quan trọng khiến bạn được thư giãn, hài lòng bởi sự dễ chịu mà nó đem lại.

Trang trí lại nhà cửa khi cần thiết để không gian luôn đầy sức sống
Để tâm cho việc trang trí làm đẹp không gian sống - Ảnh Internet

Có thể nói rằng, quản lý và chăm sóc nhà cửa tưởng chừng như ai cũng biết nhưng thực sự lại không phải là vật. Đây là một công việc cực kỳ dễ dàng nhưng lại trở thành một thử thách rất lớn đối với mọi cá nhân và gia đình. Điều này xảy ra là bởi, chúng ta chưa tạo được cho chính mình thói quen hàng ngày liên quan đến nó. Cũng như, chúng ta không phải tất cả mọi người đều có kỹ năng này.

Qua bài viết trên, Yeutre.vn hy vọng với những thông tin tổng hợp hữu ích được chia sẻ, bạn sẽ áp dụng được, trở thành người quản lý và chăm sóc nhà cửa hiệu quả. Đều này chắc chắn sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn. Vì, mỗi dịp tụ họp gia đình, mỗi dịp tiệc tùng, lễ tết hay có đồng nghiệp bạn bè đến thăm nhà, bạn đều cảm thấy thật thoải mái. Do, bạn không khi nào phải tất bật lo dọn dẹp nhà cửa, mà dành được nhiều thời gian hơn, để cùng mọi người tận hưởng một không gian sống thoáng đãng, ngăn nắp và đẹp đẽ.

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI