Khơi gợi trí tưởng tượng phong phú ở trẻ, khó mà dễ!

Một trí tưởng tượng phong phú giúp trẻ thông minh hơn để thỏa sức sáng tạo. Đó là nền tảng quan trọng của sự thành công trong tương lai. Hãy cùng xem những cách nào có thể giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng của mình nhé!

banner ads

Hình thành chất liệu của trí tưởng tượng

Tưởng tượng được hình thành thông qua những hình dung về sự vật, sự việc, con người… Tất cả những những chất liệu này đã được gom góp từ những năm đầu đời của trẻ về vạn vật xung quanh. Bằng mọi hoạt động thường nhật, các hình ảnh được ghi nhận, lặp lại và trở thành biểu tượng được lưu trữ trong trí não của trẻ. Một lúc nào đó, trẻ sẽ vận dụng những biểu tượng này để xâu chuỗi thành một sự kiện của trí tượng tưởng. Và đó là cách để hình thành nên một đứa trẻ có trí tượng tưởng phong phú.

Các phương cách phát triển trí tưởng tượng của trẻ

Đọc truyện và khơi gợi sự hình dung

8866-tri-tuong-tuong-5.jpg

banner ads

Đọc truyện là một cách tốt để giúp trí tưởng tượng của trẻ thêm phong phú.

So với người lớn, trẻ nhỏ giàu trí tưởng tượng hơn. Khi bạn đọc cho chúng nghe một câu chuyện nào đó phù hợp với lứa tuổi, khơi gợi sự tò mò, kích thích sự khám phá, mang tính phiêu lưu, huyền bí hoặc cổ tích… trẻ sẽ hết sức lắng nghe và bắt đầu mường tượng trong đầu mình về những nhân vật và vùng đất mà câu chuyện đề cập đến. Hãy tiếp tục mớm cho trẻ về sự hình dung ấy bằng những ví dụ về sự tương đồng mà trẻ có thể nhìn thấy trong thực tế. Mặt khác, bạn cũng nên thử lồng tiếng giúp câu chuyện sinh động hơn nhằm mang lại cho trẻ nhiều thích thú. Đây có thể được xem là chất xúc tác của trí tưởng tượng.

Khuyến khích trẻ tạo nên những câu chuyện riêng

8863-tri-tuong-tuong-1.jpg

Trẻ tự tạo nên những câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình.

Sau khi trẻ đã thuộc làu một vài câu chuyện, mẹ có thể khuyến khích trẻ tự tạo ra một cái kết mới cho câu chuyện đó. Hoặc cũng có thể tạo nên một nút thắt mới trong cốt truyện để làm nên điều mới mẻ mà theo trẻ sẽ làm nên một cái kết hoàn hảo.

Sẽ thú vị hơn nhiều khi trẻ được trở thành một nhân vật chính trong ấy. Khi đó, trẻ sẽ tha hồ tưởng tượng điều mình sẽ làm để thay đổi diễn biến của một câu chuyện. Dần dà, chúng sẽ trở thành người tạo ra câu chuyện của chính mình và có cách riêng để giải gỡ nút thắt mà chúng hoặc câu chuyện trước đó đã thắt lại.

Làm phong phú thêm vốn sống bằng cách tham quan bảo tàng và quan sát thực tế

Không bao giờ là thừa nếu tiếp tục bổ sung thêm vào kho biểu tượng của trẻ nhiều sự việc, vạn vật, muôn loài… Muốn vậy, có lẽ những bảo tàng sẽ là nơi thích hợp hơn cả để làm giàu thêm vốn hình ảnh của trẻ. Để hỗ trợ trí nhớ cho bé, mẹ hãy nhờ trẻ thuật lại chuyến tham quan của mình bằng những chi tiết cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể cho bé đi dạo nhiều hơn cùng với mình và chỉ cho bé thấy những gì diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Đó sẽ là vốn sống nền tảng để trẻ ghi nhớ vào trí óc.

Giúp trẻ phát triển khả năng biểu đạt ngôn ngữ

Mặc dù chất liệu của trí tưởng tượng là hình ảnh nhưng điều đó không có nghĩa là nó tách biệt hoàn toàn với ngôn ngữ. Do đó, hãy khuyến khích trẻ vận dụng vốn từ của mình để biểu đạt cho những ý kiến, tư duy. Có như vậy, trẻ mới thực sự làm mở mang trí não. Chẳng hạn, bạn tạo cơ hội để trẻ trở thành một nhân vật chính trong những câu chuyện. Thông qua đó, trẻ sẽ phát triển khả năng biểu đạt ngôn ngữ và bộc lộ cảm xúc của bản thân mình.

Cho phép trẻ được tham gia các hoạt động tập thể

8864-tri-tuong-tuong-3.jpg

Bé sẽ phát huy trí tưởng tượng của mình trong những hoạt động tập thể.

Trong những hoạt động tập thể mang tính tổ chức và kỷ luật cao, trẻ sẽ được chỉ định nhận một nhiệm vụ nào đó. Để hoàn thành, chúng sẽ phải vận dụng hết năng lực của mình bao gồm cả thể lực và trí lực. Điều này đòi hỏi chúng phải vẽ ra trong đầu những hình dung, kích thích trẻ tưởng tượng để đạt được thành quả sau cùng.

Hạn chế thời gian xem Tivi

Sự lệ thuộc và chạy theo các chương trình phát sóng liên tục trên tivi khiến trẻ lười suy nghĩ, lười vẽ vời trong đầu những sợi dây liên kết các hình ảnh. Do đó, nó đồng thời cũng làm hạn chế trí tưởng tượng của trẻ.

Nếu trẻ tỏ ra quan tâm đặc biệt đến một chương trình nào đó, hãy hỏi trẻ ngay vì sao chúng có thái độ như vậy để trẻ được diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình.

Nếu bé quá hứng thú với một chương trình truyền hình nào đó, bạn hãy ra chiều thích thúvà khơi gợi để bé trình bày ý kiến của mình về những vừa xem. Có gắngkhơi gợi cho bé đưa ra càng nhiều ý kiến càng tốt. Đó cũng là cách để bố mẹ hiểu rõ về con hơn.

Biến đồ vật thành công cụ tưởng tượng

Một chiếc khăn quàng đỏ của chị, có thể trở thành một chiếc khăn choàng để bé hóa thành cô bé choàng khăn đỏ. Những hạt me có thể làm thành nồi chè đậu đen trong trò chơi nấu ăn của bé… Tất cả những vật dụng thông thường cho đến đồ chơi của trẻ đều có thể trở thành một công cụ hiện thực hóa cho trí tưởng tượng. Càng có nhiều vốn sống hơn, trẻ càng phát huy được trí tưởng tượng ngày thêm phong phú.

Chơi trò chơi giả tưởng

8865-tri-tuong-tuong-4.jpg

Bé làm bác sĩ, một trong những trò chơi giả tưởng của trẻ nhỏ.

Những trò chơi giả tưởng luôn đi theo một kịch bản tưởng tượng mà trẻ đã đặt ra trước đó hoặc phát triển thêm khi bắt tay thực hiện ý tưởng. Hoạt động này sẽ rất bổ ích để trẻ luyện tập các kỹ năng vận động, đồng thời huy động các vốn từ để hoàn thành trò chơi một cách thích thú nhất.

Trí tưởng tượng có thể tồn tại ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào năng lực trí não của mỗi trẻ. Tuy nhiên, biết thêm về những phương cách này sẽ hỗ trợ bố mẹ chủ động hơn để giúp con cái phát huy trí tưởng tượng của mình và làm bàn đạp cho sự thành công sau này.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI