Khi mang thai mẹ có nên cho con bú: Trả lời 5 thắc mắc phổ biến của mẹ

Rất nhiều mẹ suy nghĩ, nếu đang cho con bú mà mang thai thì nên dừng việc cho con bú lại với nhiều nguyên nhân như trẻ đau bụng, sữa không có chất, ảnh hưởng tới sữa non, kích thích co bóp tử cung...

banner ads

1. Không nên dừng cho trẻ bú khi đang mang thai

47618-nuoi-con-bang-sua-me-trong-12-thang-dau-tien-thuong-gap-nhung-thac-mac-gi-khi-cho-con-bu-1.jpg

Vẫn cho trẻ bú khi mang thai

Những lo ngại ở trên của các bà mẹ không phải không có cơ sở, vì khi cho trẻ bú lúc mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều để thích ứng với bào thai mới trong bụng. Một phần chất dinh dưỡng sẽ được sử dụng để truyền qua bánh nhau và nuôi bào thai, số ít sẽ vào sữa. Vì vậy, khi trẻ bú, lượng dinh dưỡng sẽ không nhiều như khi mang không mang thai.

Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi, nhu cầu bú sữa cao và sữa là nguồn dinh dưỡng chính, thì mẹ vẫn tiếp tục cho con bú. Bé có thể bú tới khi mẹ sinh em bé, điều quan trọng người mẹ cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể giúp sữa mẹ giàu dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ.

2. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kích thích tử cung co bóp?

Khi tử cung co bóp sẽ khiến mẹ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Việc bú sữa mẹ và quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai đều có nguy cơ gây co bóp tử cung nhẹ. Tuy nhiên, các mẹ không cần lo lắng, điều này xảy ra nhưng không đáng nguy hiểm. Chỉ có những người có tiền sử về việc sinh non, sảy thai, dọa sảy thai mới có nguy cơ sảy thai vì cho trẻ bú khi mang thai.

3. Trẻ sẽ bú sữa non của mẹ?

Đúng vậy. Từ 3 - 4 tháng thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu tiết ra sữa non, lúc này, bé chắc chắn sẽ bú sữa non của mẹ nếu vẫn được mẹ tiếp tục cho bú. Tuy nhiên, sữa non sẽ liên tục được kích thích trong quá trình mang thai và tới lúc sinh em bé. Do đó, dù bé đã bú sữa non nhưng khi mẹ sinh em bé, sữa non sẽ lại về để tráng ruột cho em bé thứ 2 của bạn.

4. Mẹ có thể cho trẻ bú khi đã sinh bé thứ 2

Không chỉ cho trẻ bú trong giai đoạn mang thai, khi mẹ sinh em bé, mẹ có thể tiếp tục cho bú song song. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng vì nhu cầu dinh dưỡng của bé thứ 2 rất cao. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cắt bớt cữ bú của bé đầu, vì bé đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, sữa không phải là nguồn thực phẩm chính.

Ngoài ra, nếu mẹ cho bé cai sữa mẹ cũng nên cân nhắc cho bé cai khi chưa sinh em bé để tránh gây tổn thương tinh thần. Vì khi mẹ đã sinh em bé, bé có thể cảm thấy bị bỏ rơi, bị chiếm đoạt nếu lúc này buộc phải cai sữa.

5. Bé có thể tự động bỏ bú mẹ

Đúng vậy. Với một số bé nhạy cảm về mùi, bé sẽ tự động bỏ bú mẹ khi thấy mùi vị sữa không giống như trước. Do ở cuối thai kỳ, cơ thể mẹ tiết ra sữa non, mùi vị khác với sữa bé đang bú. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số bé vẫn sẽ cố gắng kiên trì bú tiếp và không chịu cai sữa mẹ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI