Khám phá quá trình hình thành và hoàn thiện 5 giác quan ở thai nhi

Sau khi trải qua 3 tháng đầu thai nghén với những mệt mỏi và những cơn nôn nghén đến hãi hùng cũng là lúc mẹ bắt đầu cảm nhận những thay đổi lớn ở thai nhi với sự phát triển và hoàn thiện dần các giác quan.

banner ads

Với mỗi người, sự cảm nhận về những chuyển động của thai nhi có sự khác nhau về thời gian. Người mẹ mang thai lần đầu thường nhận thấy những cử động thai chậm hơn so với người mang thai con rạ. Người có thành bụng dày hơn so với người khác cũng khó cảm nhận sự phát triển của con. Tuy nhiên, quá trình phát triển các giác quan của bé đều theo một trình tự nhất định.

Từ tuần thứ 8 của thai kỳ - phát triển xúc giác

24218-thai-nhi-3.jpg

Bé có thể tự dùng tay sờ vào chính gương mặt của mình, đưa ngón tay vào miệng để cảm nhận sự tiếp xúc của các bộ phận trong của cơ thể.

Từ trước khi thai nhi bước vào tuần thứ 8, những lần động chạm hay cái sờ nhẹ của mẹ lên thành bụng cũng đã đủ tác động đến những cảm nhận nhạy cảm của phôi thai.

banner ads

Cũng giống như chúng ta, ở thai nhi, chính những bộ phận vốn luôn nhạy cảm với những đụng chạm, sờ nắn như lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, bụng, gò má sẽ chịu sự kích thích nhạy cảm nhất.

Lúc này, bé có vẻ thích thú với điều này và không ngừng tìm cách khám phá mình ngay khi còn trong bụng mẹ. Bé có thể tự dùng tay sờ vào chính gương mặt của mình, đưa ngón tay vào miệng để cảm nhận sự tiếp xúc của các bộ phận trong cơ thể.

Khi đã đủ 32 tuần tuổi, mọi cảm giác về nhiệt độ, áp lực và những cơn đau, thai nhi đều có thể cảm nhận được tất cả.

Từ 11 đến 15 tuần tuổi – phát triển khứu giác

Trong khoảng thời gian từ 11 đến 15 tuần tuổi, thai nhi bắt đầu hình thành mũi. Theo những lập luận khoa học trước đây, các nhà nghiên cứu đều cho rằng thai nhi không thể ngửi và thở trong môi trường tử cung của người mẹ. Bởi vậy, họ cũng cho rằng thai nhi không thể phát triển khứu giác.

Thế nhưng, khoa học hiện đại lại cho rằng khứu giác của con người đã được hình thành ngay từ thời kỳ bào thai. Họ cho rằng ít nhất bốn hệ thống phụ bao quanh mũi và nước ối có thể tràn qua khoang miệng và mũi của thai nhi. Từ đó giúp trẻ ngửi được những hương, vị tồn tại. Đó là lý do tại sao sau sinh trẻ vẫn có khả năng nhận biết mùi vị của sữa mẹ cho dẫu đó là lần đầu trẻ ngửi thấy.

Từ 13 đến 15 tuần tuổi – phát triển và hoàn thiện vị giác

24217-thai-nhi-1.jpg

Tất cả những thức ăn mẹ đưa vào cơ thể với nhiều vị khác nhau, bé đều nếm thử được hết.

Trong khoảng thời gian này, thai nhi đã có thể nếm được những mùi vị giống hệt chúng ta. Tất cả những thức ăn mẹ đưa vào cơ thể với nhiều vị khác nhau, bé đều nếm thử được hết. Thậm chí, khi không thích mùi vị nào bé có thể phản ứng ngay bằng những cú “tung chưởng” mạnh.

Qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng thai nhi rất thích nước ối có vị ngọt hơn là các vị chua, đắng và cay.

Khi vào đến giai đoạn sau cùng của thai kỳ, thai nhi có thể nuốt 1 lít nước ối trong một ngày và hấp thu những gì mẹ tiêu thụ vào bao gồm cả việc tận hưởng mùi vị của thức ăn.

Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có vị giác rất nhạy. Bé có thể phân biệt được đâu là sữa mẹ và sẵn sàng đáp trả lại bằng cử chỉ hoặc ánh mắt nếu không thích thú với mùi vị ấy.

Từ 18 - 24 tuần tuổi – phát triển và hoàn thiện thính giác

Từ khi thai nhi được 18 tuần tuổi, các đầu mút thần kinh trong tai cũng như xương tai đã sẵn sàng đảm nhận những chức năng của mình. Bé có thể lắng nghe được những âm thanh khá hỗn tạp trong tử cung của mẹ từ tiếng nước ối, tiếng sôi của dạ dày, nhịp tim, nhịp máu lưu thông và cả những cuộc nói chuyện của mẹ.

Khi đạt đến mốc 24 tuần, thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện đôi tai và sử dụng chúng thuần thục để lắng nghe tất cả những thanh âm bên trong lẫn bên ngoài.

Sang đến tuần thứ 27, đôi tai bé đã trở nên rất nhạy. Nó có thể phân biệt được cả giọng nói của bố mẹ và giật mình khi bên ngoài phát ra tiếng động lớn. Để nhận biết trẻ phát triển thính giác ra sao trong bụng mẹ, bạn có thể theo dõi nhịp tim của bé trong lúc bạn chuyện trò. Bạn sẽ thấy bé thực sự chậm lại để lắng nghe khi giọng bạn cất lên.

Mặc dầu vậy, thỉnh thoảng âm thanh không thể truyền được đến tai bé bởi lớp bã nhờn vốn có tác dụng bảo vệ da bé đã làm bóp nghẹt sự dẫn truyền thanh âm.

Từ tuần 26 – mi mắt bắt đầu mở

24216-thai-nhi-4.jpg

Sau khi chờ đợi sự phát triển hoàn thiện của võng mạc, đến tuần 26, mi mắt thai nhi bắt đầu mở và thực hiện những cái chớp mắt nhẹ.

Thị giác là cơ quan phát triển chậm nhất trong các giác quan ở con người từ khi còn trong bụng mẹ. Sau khi chờ đợi sự phát triển hoàn thiện của võng mạc, đến tuần 26, mi mắt thai nhi bắt đầu mở và thực hiện những cái chớp mắt nhẹ. Mặc dầu vậy, ngay từ tuần 18, thai nhi đã bắt đầu cảm nhận được về cường độ ánh sáng xuyên qua thành bụng.

Khi bước sang tuần thứ 33, đồng tử của đôi mắt thai nhi đã bắt đầu co giãn và giúp bé nhận biết lờ mờ những hình dáng. Lúc này, bé có thể ngoảnh mặt đi nếu mẹ dùng ánh sáng chiếu vào thành bụng.

Sau khi chào đời, đôi mắt trẻ sơ sinh chỉ nhìn được trong khoảng từ 8 đến 12 inch (20-30 cm). Phải sau 2 tuần, đôi mắt trẻ mới bắt đầu nhìn xa hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI