Khám phá những điều bí ẩn của tử cung người mẹ

Trong tất cả các cơ quan trong cơ thể, có lẽ tử cung của người phụ nữ là bộ phận chứa đựng nhiều bí mật hơn cả. Vì đảm nhận vai trò nuôi dưỡng thai nhi suốt 9 tháng ròng, tử cung cũng có những thay đổi phù hợp để thích ứng chẳng hạn như giãn nở lớn hơn.

banner ads

Và còn rất nhiều những bí mật khác đang chờ mọi người cùng khám phá.

Vị trí và hình dạng của tử cung

21275-tu-cung-1.jpg

Tử cung (màu nâu đậm ở giữa) lúc bình thường giống như một trái lê ngược.

Nằm giữa bàng quang và trực tràng, tử cung của người phụ nữ có hình dáng giống như một trái lê ngược với phần trên phình to là đáy tử cung và cuống dài phía dưới chính là cổ tử cung.

banner ads

Nối liền với cổ tử cung chính là âm đạo. Riêng phần đáy tử cung lại được liên kết với ống dẫn trứng. Trứng thụ tinh muốn phát triển khỏe mạnh trong suốt 9 tháng 10 ngày buộc phải làm tổ trong tử cung vì đây chính là nơi thích hợp nhất cho mọi hoạt động sống của thai nhi trong suốt thai kỳ.

Cổ tử cung

21277-tu-cung-3.jpg

Nút nhầy cổ tử cung dần mở ra khi cổ tử cung giãn nở trong quá trình chuyển dạ.

Như đã nói, cổ tử cung chính là bộ phận nối âm đạo với buồng tử cung. Nó có thành phần chính là collagen và đóng một vai trò rất lớn trong cuộc đời sinh sản của người phụ nữ. Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung luôn được đóng kín nhờ nút nhầy nhằm đảm bảo cho tử cung trở thành một môi trường vô trùng, thuận lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé trong bụng mẹ.

Đồng thời, cổ tử cung cũng gánh chịu hết tất cả cácáp lực do các bộ phần phía trên đang lớn dần chèn ép xuống.

Nút nhầy cổ tử cung

Một khối chất nhầy đặc có trong cổ tử cung được dùng để làm nút đóng kín cổ tử cung, bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ đó chính là nút nhầy cổ tử cung.

Một khi cổ tử cung co thắt giãn nở ra, các mảng của khối nhầy cũng bắt đầu mỏng đi, vỡ ra. Đây chính là một dấu hiệu để nhận biết cơn chuyển dạ.

Tử cung thay đổi như thế nào khi mang bầu?

Lúc bình thường, trông hình dạng tử cung giống như một quả lê. Nhưng nó sẽ liên tục biến hóa khi người phụ nữ đã thụ thai. Vào đến tháng thứ 3, tử cung bắt đầu có sự thay đổi hình dáng. Lúc này nó giống một hình cầu. Từ sự thay đổi nhanh chóng này, tử cung dần vượt khỏi khung xương chậu chỉ trong vài tháng đầu. Sang đến tháng thứ 4, nó có thể mở rộng đến cả vùng bụng.

Dưới đây là sự thay đổi của tử cung trong suốt 9 tháng thai kỳ

21276-tu-cung-2.jpg

Để thích ứng với sự thay đổi ngày càng lớn của thai nhi, tử cung cũng có những biến đổi phù hợp.

Để thích ứng với sự thay đổi ngày càng lớn của thai nhi, tử cung cũng có những biến đổi phù hợp. Cụ thể:

- Từ 50g, sau 9 tháng thai kỳ trọng lượng tử cung đã đạt đến 1kg.

- Từ 6ml, sau 9 tháng thai kỳ khối lượng tử cung đã đạt đến 5 lít.

- Từ 7,5 x 5 x 2,5 cm, sau 9 tháng thai kỳ, kích thước đã thay đổi thành 30 x 23 x 20 cm.

Nhiệm vụ của tử cung trong suốt thai kỳ?

Trong thai kỳ và trong quá trình sinh nở, tử cung chủ yếu đảm nhận 3 nhiệm vụ chính:

- Trở thành nơi thích hợp nhất để trứng thụ tinh làm tổ và phát triển thành phôi thai.

- Giãn nở và phát triển để thích ứng với kích thước ngày một lớn của thai nhi.

- Co thắt để đẩy thai nhi ra ngoài trong lúc xổ thai.

Cả 3 nhiệm vụ này đều rất có ý nghĩa đối với sự sống của thai nhi. Trong đó, sự giãn nở và phát triển về kích thước, trọng lượng, khối lượng của tử cung đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Hình dung về tốc độ thay đổi của tử cung

21274-tu-cung-8.jpg

Lúc bình thường, cổ tử cung có kích thước chỉ bằng một quả cam.

Giống như một chiếc bóng được thổi to, tử cung phát triển theo cấp số nhân. Lúc bình thường, nó có kích thước chỉ bằng một quả cam và nằm lọt trong khung xương chậu.

21278-tu-cung-5.jpg

Sau 12 tuần thai, tử cung đạt được được kích thước gần bằng một trái bưởi.

Nhưng khi người phụ nữ đã thụ thai chỉ sau 12 tuần, nó đạt được được kích thước gần bằng một trái bưởi và nằm ngoài khung xương chậu.

21279-tu-cung-6.jpg

Ba tháng giữa thai kỳ, tử cung sẽ bằng với một trái đu đủ.

Sang đến giai đoạn thứ 2, tức 3 tháng giữa thai kỳ, tử cung sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Lúc này nó đã bằng với một trái đu đủ và lấn sang nằm ở giữa rốn và ngực của người mẹ.

Càng phát triển lớn hơn, tử cung càng chèn ép và gây áp lực đến các bộ phận kề cận. Để thích nghi với thay đổi này, các bộ phận khác cũng bắt đầu dịch chuyển ra khỏi vị trí cố định của mình. Đó là lý do vì sao rốn của người phụ nữ lại trồi lên khi mang thai.

21280-tu-cung-7.jpg

Ba tháng cuối, tử cung lúc này đã to bằng một trái dưa hấu.

Về đến giai đoạn nước rút, 3 tháng cuối, tử cung lúc này đã to bằng một trái dưa hấu. Đây là lúc mẹ bắt đầu cảm nhận những cơn nhói ở xương mu và lực ép ở vùng xương chậu. Đã đến lúc em bé trong bụng sẵn sàng cất tiếng khóc chào đời.

Tử cung có phục hồi hoàn toàn sau sinh không?

Khi em bé lọt lòng, tử cung sẽ sa xuống. Trong một vài trường hợp, sản phụ có thể cảm nhận tử cung gần với âm đạo. Tuy nhiên, sẽ mong chóng, tử cung co bóp và dần trở về với vị trí cũng như kích thước ban đầu. Cũng chính vì vậy, sau sinh người phụ nữ sẽ cảm thấy những cơn đau gần giống với cơn đau chuyển dạ. Cần ít nhất 6 tuần để tử cung có thể hồi phục hoàn toàn kể từ sau khi em bé chào đời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI