Hướng dẫn mẹ cho trẻ bú đúng cách để tránh viêm tai giữa

Cho trẻ bú nằm là thói quen của nhiều mẹ sau sinh, điều này vừa giúp con dễ bú vừa giúp mẹ thư giãn, đỡ mệt.

banner ads

Tuy nhiên, không ít mẹ lo lắng vì con có nguy cơ bị viêm tai giữa khi bú nằm. Thực hư chuyện này thế nào?

1. Vì sao bú nằm gây viêm tai giữa?

50618-tap-cho-be-bu-binh-me-nen-bat-dau-tu-dau.jpg

Trẻ bú bình nằm có nguy cơ bị viêm tai giữa?

banner ads

Viêm tai giữa là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh có thể tái phát và có nguy cơ gây điếc cho trẻ nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm cho trẻ. Trong đó, một trong những nguyên nhân các bà mẹ thường truyền miệng dẫn tới hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ là do bú sữa nằm.

Theo các bác sĩ, việc cho trẻ bú sữa nằm thực sự gây ra tình trạng viêm tai giữa. Tuy nhiên, đó là khi trẻ bú sữa công thức. Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, nếu mẹ nằm và cho trẻ bú thì sẽ khong gây ra hiện tượng viêm tai giữa.

Lý giải về điều này, các bác sĩ cho rằng, khi cho em bé bú bình bằng sữa công thức, một lượng sữa có thể sẽ tràn vào các ống Eustach và ống tai giữa gây nên tình trạng nhiễm trùng.

2. Vì sao trẻ bú mẹ không gây viêm tai giữa?

Riêng về trường hợp bú sữa mẹ, cũng là sữa nhưng trẻ lại không bị viêm tai giữa bởi những nguyên nhân sau:

- Sữa mẹ ức chế hành vi và sự phát triển của vi khuẩn nên sẽ không tạo ra sự nhiễm trùng như sữa công thức.

- Sữa mẹ không ứ đọng trong miệng trẻ khi mẹ bú xong. Nếu mẹ để ý sẽ thấy, sau khi bú sữa công thức, mẹ cần thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ ít nhất 1 lần/ngày để bột sữa không đọng trên lưỡi gây nấm và hôi miệng. Còn sữa mẹ thì chỉ cần rỡ lưỡi 1 lần/tuần là đủ.

- Cơ chế khi bú mẹ là em bé nút thì sữa mới chảy do đó sữa sẽ khó mà chảy vào ống tai và gây viêm tai.

- Đối với một số mẹ vắt sữa mẹ ra bình và cho bé bú cũng hoàn toàn yên tâm sữa mẹ không gây viêm tai giữa vì nó ức chế sự phát triển của vi khuẩn và không gây nhiễm trùng.

Tuy nhiên, mặc dù trẻ bú mẹ hoàn toàn trong tư thế nằm nhưng vẫn có nguy cơ bị viêm tai giữa bởi các nguyên nhân như môi trường sống ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, mùi thuốc lá, đi nhà trẻ, cơ địa dị ứng, sử dụng núm vú giả, bé có anh chị...

3. Hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách để hạn chế tình trạng viêm tai giữa

50617-co-nen-cho-tre-bu-nam-hay-khong-1.jpg

Trẻ bú mẹ hạn chế viêm tai giữa

Thực tế, cho trẻ bú sữa công thức hay sữa mẹ thì đều có nguy cơ bị viêm tai giữa, trong đó tỉ lệ viêm tai giữa ở bú bình sẽ cao hơn bú mẹ. Nhưng không vì thế mà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn được chủ quan.

Đối với trẻ bú bình

- Cho trẻ nằm trong tư thế gối cao đầu từ bả vai trở lên, nằm nghiêng để tránh sữa tràn xuống ống tai và sặc sữa.

- Không quấn chặt bé khi cho bú sữa.

- Không cho bé bú khi bé khóc.

- Khi bé bú xong thì cần giữ đầu bé cao để giúp bé ợ hơi

Đối với trẻ bú sữa mẹ

- Mẹ cho bé bú tư thế nào cũng được.

- Khi cho bé bú, nếu sữa về nhiều cần dùng tay giữ nhẹ đầu vú để sữa chảy chậm tránh tình trạng sặc cho bé. Khi bé bị sặc, dù sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, dinh dưỡng nhưng ở môi trường bên ngoài vi khuẩn cũng sinh sôi và không tốt cho trẻ.

- Luôn giữ gìn vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, môi trường sống trong lành để tránh tình trạng viêm tai giữa ở trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI