Hướng dẫn các cách trồng rau mầm không cần đất tại nhà

Rau mầm mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Nếu muốn tự tay trồng một mẻ rau mầm tại nhà không khó. Tuy nhiên, bạn cần biết loại rau mầm nào nên trồng, loại nào không nên trồng để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.

banner ads

I. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI TRỒNG RAU MẦM TẠI NHÀ

Khi trồng rau mầm tại nhà, khâu ủ hạt giống trước lúc gieo hạt vào khay trồng vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng hạt nảy mầm và hạn chế sâu bệnh. Do đó, bạn cần nắm bắt kỹ:

5 bước ngâm và ủ hạt giống

22351-rau-mam-7.jpg

Các bước ngâm và ủ hạt giống trước khi trồng rau mầm

banner ads

Bước 1: Pha nước ngâm hạt giống theo đúng tỷ lệ 2 nước sôi + 3 nước lạnh sao cho nước đạt độ ấm từ 40 - 50 độ C.

Bước 2: Ngâm hạt giống (thời gian ngâm tùy theo từng loại hạt)

Bước 3: Vớt hạt giống ra khỏi dụng cụ ngâm

Bước 4: Đem hạt giống ủ trên dụng cụ đã chuẩn bị. Lưu ý: dụng cụ ủ hạt giống phải có độ bằng phẳng tương đối.

Bước 5: Che kín và ủ vào nơi bóng mát

Thời gian ngâm và ủ đối với các loại hạt giống khác nhau

22358-rau-mam-14.jpg

Mỗi loại hạt giống khác nhau có thời gian ủ khác nhau.

- Đối với rau ăn lá:

  • Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng
  • Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng

- Đối với các loại rau gia vị:

  • Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
  • Cần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng

- Đối với rau ăn trái:

  • Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
  • Đậu bắp: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
  • Đậu rồng, khổ qua: ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RAU MẦM TẠI NHÀ

1. Trồng rau mầm tại nhà bằng giấy hút ẩm:

Chuẩn bị: Hạt giống, rổ và khăn giấy 2-4 lớp (Lưu ý: khăn giấy chọn loại tốt để tránh tạp chất từ giấy bẩn tái chế làm rau mầm nhiễm bệnh).

Bạn áp dụng các bước ngâm và ủ hạt giống như trên.

22354-rau-mam-10.jpg

Khi trồng bằng giấy, bạn canh sao cho hạt ngâm nứt vỏ và bắt đầu nhú rễ thì lập tức vớt hạt ra ngoài.

Khi trồng bằng giấy, bạn canh sao cho hạt ngâm nứt vỏ và bắt đầu nhú rễ thì lập tức vớt hạt ra ngoài, trải đều hạt giống lên mặt khăn đã trải trên rổ và bắt đầu ủ. Bởi khi để hạt giống mọc rễ dài, rễ sẽ dễ bị úng, gãy khi đem gieo. Trước khi gieo, luôn nhớ tưới ẩm.

22355-rau-mam-11.jpg

Rau mầm nhú lên sau khoảng 2 ngày.

Mỗi ngày, bạn cho hạt giống uống nước 2-3 lần. Nếu trời nắng khô có thể tăng thêm. Khi tưới nước, bạn nhớ kê rổ dưới vòi nước đang chảy và để nước ráo hết trước khi đem vào chỗ mát.

22348-rau-mam-4.jpg

Thu hoạch rau mầm

Với cách trồng này, bạn rất dễ thu hoạch và không mất thời gian di chuyển.

2. Trồng rau mầm tại nhà không cần giá thể

Muốn trồng rau mầm không cần giá thể, trước hết, bạn cần xử lý nguồn nước thật tốt. Nếu cần bạn có thể dùng vôi cục tỷ lệ = 2/1.000 và xử lý lại bằng phèn chua sau đó.

22364-rau-mam-17.jpg

Có thể tận dụng tất cả những vật dụng trong nhà như nồi, xoong, chậu nhựa, khay nhựa, hũ…. để thay giá thể.

Dụng cụ: bạn có thể tận dụng tất cả những vật dụng trong nhà như nồi, xoong, chậu nhựa, khay nhựa, hũ…. Yêu cầu đối với những vật dụng này là có nắp kín và đường kính từ 20 cm, chiều cao từ 15 cm trở lên. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ánh nắng trực tiếp.

Ngâm hạt giống: Bạn tiến hành ngâm hạt như hướng dẫn.

22365-rau-mam-15.jpg

Ủ hạt giống không cần giá thể.

Gieo hạt: Khi thấy hạt giống nhú rể, bạn rải đều hạt vào dụng cụ đã chọn với mật độ dày, 2 hạt chồng lên nhau. Sau đó, bạn tưới nước xâm xấp mặt hạt giống tiếp tục ngâm khoảng 15 phút và nhanh chóng đổ nước ra ngoài. Lưu ý, để hạt không bị xáo trộn nhớ dùng vật dụng có đường kính nhỏ hơn để chặn hạt giống lại. Cuối cùng, bạn chỉ việc đậy nắp kín và mỗi ngày tưới nước khoảng 3-4 lần. Càng trong bóng tối, rau mầm càng cho năng suốt tốt. Thích hợp nhất là cho hạt nảy mầm ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C.

22366-rau-mam-16.jpg

Sau khoảng 3 ngày có thể thu hoạch.

Thu hoạch: Nếu là rau mầm từ các loại đậu, sau khoảng 3 ngày, bạn có thể thu hoạch. Nếu rau muống bạn cần từ 5 - 6 ngày.

Với cách trồng rau mầm không giá thể như thế này, năng suất rau mầm cao hơn và thuận tiện hơn rất nhiều cho các hộ gia đình vì có thể tận dụng được nhiều dụng cụ từ đồ dùng trong nhà.

III. DANH SÁCH CÁC LOẠI MẦM KHÔNG NÊN ĂN

Một số loại rau, củ khi nảy mầm sẽ sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe con người, gây bệnh ung thư hoặc thậm chí ngộ độc. Vì thế, đối với một số loại mầm sau đây, bạn tuyệt đối không nên trồng:

22356-rau-mam-13.jpg

Mầm khoai tây là một trong số mầm có độc tính không nên ăn.

  • Cây sắn
  • Đậu kiếm
  • Đậu mèo
  • Đậu trứng chim
  • Đậu ván già
  • Dưa dây
  • Khoai lang
  • Khoai tây
  • Măng

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI