Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” ở trẻ: Nguyên nhân và cách đối phó

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ từ 5-7 tuổi. Cho đến nay khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của hiện tượng này.

banner ads

Tuy nhiên, để giúp các bậc phụ huynh có thể đối phó với hội chứng này ở trẻ. Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về hội chứng "giấc ngủ kinh hoàng”.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” ở trẻ

Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Nhưng đa phần là ở trẻ từ 5-7 tuổi. Hội chứng này có tên tiếng Anh là night terror hoặc sleep terror, với các triệu chứng sau:

17089-giac-ngu-kinh-hoang-1.jpg

Em bé đột ngột thức dậy và đi lại không ý thức

- Trẻ đột ngột thức dậy lúc nửa đêm và quấy khóc, la hét, rên rỉ, trò chuyện một mình, vung vẩy chân tay, mộng du và một số hành động khác… Mặc dù mắt trẻ mở to nhưng không thể kiểm soát được hành vi của mình.

- Trẻ không ý thức được những việc mình đang làm.

- Thời gian thường kéo dài từ 5 phút cho đến 45 phút, rồi sau đó bé sẽ đột ngột ngủ lại. Và khi tỉnh dậy sáng hôm sau thì không nhớ gì cả.

Nguyên nhân và cách đối phó với hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”

Cho đến nay khoa học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân gây ra hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”. Vì thế chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hội chứng này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng tạm lý giải đây có thể là một trục trặc nào đó trong quá trình chuyển đổi giai đoạn giữa các giấc ngủ. Hoặc có thể là do những yếu tố sau:

- Do bé mệt mỏi, căng thẳng và sợ hãi một điều gì đó. Khi tinh thần không được thoải mái, căng thẳng trẻ sẽ khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc nên rơi vào tình trạng “ giấc ngủ kinh hoàng”.

17091-em-be-ngu.jpg

Căng thẳng mệt mỏi khiến trẻ khó ngủ sâu giấc

Để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn các bậc phụ huynh nên xây dựng giờ giấc ngủ cho bé khoa học, không cho trẻ ngủ quá sớm hoặc quá muộn, tránh đánh thức bé dậy lúc nửa đêm. Khi ngủ nên đặt một chú gấu bông mà bé yêu thích bên cạnh để bé ôm tránh giật mình và thức dậy lúc nửa đêm.

- Do bé “lây” từ người thân trong gia đình. Nếu trong gia đình bạn có một thành viên nào đó thường gặp hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” thì có thể trẻ đã “bị” lây từ đó.

- Các nhà khoa học cũng cho biết thêm một số thuốc chữa bệnh và chất caffein thường ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây rối loạn giấc ngủ.

Vì thế nếu bé đang uống thuốc chữa bệnh thì cha mẹ nên thông báo với bác sĩ những bất thường về giấc ngủ của bé để có sự can thiệp sớm. Không nên cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm có chứa caffein, đặc biệt bữa tối trước khi đi ngủ.

- Không loại trừ trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm amidan, sổ mũi, ngạt mũi khiến bé khó thở khi đi ngủ. Vì thế trẻ rất sợ ngủ vào ban đêm dẫn đến gặp hiện tượng “giấc ngủ kinh hoàng”. Với nguyên nhân này mẹ nên nhanh chóng điều trị bệnh cho bé, bên cạnh đó nên cho trẻ ngủ ở phòng thoáng, tránh mùi thuốc lá, hóa chất, phòng ngủ kín mít...

Sự khác biệt giữa "giấc ngủ kinh hoàng" với những cơn ác mộng

Nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” và những cơn ác mộng chỉ là một. Nhưng trên thực tế các nhà khoa học đã chứng minh đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất.

Theo đó, giấc ngủ trọn vẹn của một người được chia ra làm hai giai đoạn khác nhau bao gồm REM – tức là giai đoạn mi mắt cử động nhanh và NREM – là giai đoạn mi mắt hầu như không cử động.

17090-giac-ngu-kinh-hoang.jpg

Bé gặp ác mộng

Những cơn ác mộng thường diễn ra trong giai đoạn REM, tức là vào khoảng 2 giờ sáng. Đa phần những ai trải qua cơn ác mộng đều ghi nhớ tất cả những điều mình đã nhìn và trải qua trong mơ. Và cho đến sáng hôm sau, bé có thể kể rành mạch về giấc mơ đó.

Trong khi đó, “giấc ngủ kinh hoàng” lại diễn ra ở 1/3 thời gian ngủ ban đầu cho đến 2 giờ sáng, ở giai đoạn NREM. Và trẻ không thể kiểm soát và ghi nhớ bất cứ điều gì đã xảy ra.

Nếu bạn không thể phân biệt được bé đã gặp ác mộng hay trải qua “giấc ngủ kinh hoàng” thì sáng hôm sau, khi trẻ tỉnh giấc bạn hãy hỏi bé điều gì đã xảy ra đêm qua. Nếu trẻ ghi nhớ toàn bộ nghĩa là chúng đã gặp ác mộng và ngược lại bé không nhớ được gì nghĩa là chúng vừa trải qua “giấc ngủ kinh hoàng”.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ gặp “giấc ngủ kinh hoàng” vào ban đêm

- Khi gặp "giấc ngủ kinh hoàng” trẻ đang ở trong tư thế hoảng loạn mà không thể kiểm soát và ý thức được bản thân đang làm gì, lúc này cha mẹ không được đánh thức bé dậy, dỗ dành hoặc ôm chặt bé.

Vì đây là hành vi không ý thức nên nếu bạn càng cố giữ bé lại, bé sẽ càng vùng vẫy để thoát ra, mà điều này vô cùng nguy hiểm. Nên nhớ ở thời điểm này, mặc dù mắt trẻ mở to nhưng bé vẫn đang trong quá trình ngủ nếu cha mẹ tác động vào trẻ có thể bị ngạt thở vô cùng nguy hiểm.

- Còn trong trường hợp bé mộng du, đi lại hoặc có thể bị thương bởi những vật nhọn có trong phòng. Lúc này cha mẹ chỉ cần đứng trước vật nhọn để ngăn bé đến gần. Tức là để bé chủ động va chạm vào người bạn chứ cha mẹ không được trực tiếp động chạm vào người bé.

17088-mong-du-1.jpg

Hãy khóa chặt cửa sổ và cửa phòng để tránh bé mộng du mở cửa ra ngoài rất nguy hiểm.

- Để phòng tránh những tai nạn không mong muốn xảy ra, trước khi đi ngủ cha mẹ phải dọn phòng ngủ của bé sạch sẽ, cất gọn đồ chơi, tránh để vật dễ gây sát thương trong phòng ngủ của bé. Bên cạnh đó, khóa chặt cửa sổ và các cửa ra vào đặc biệt là cửa gần cầu thang, phòng tránh bé mộng du tự mở cửa đi ra ngoài có thể bị tai nạn.

- Để phòng tránh trẻ gặp “giấc ngủ kinh hoàng” vào ban đêm, cha mẹ nên xây dựng thời gian ngủ cho bé hợp lý, tránh để trẻ mất ngủ lâu dài. Không nên cho trẻ tiếp xúc với trò chơi bạo lực hay phim ảnh ghê rợn trước khi đi ngủ.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI