Học mẹ Tây cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé cực ngon, cực bổ

Không bà mẹ nào không quan tâm đến chuyện ăn uống của con. Thế nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé sao cho vừa đảm bảo đủ chất vừa hợp khẩu vị.

banner ads

Dưới đây là cuốn sổ tay hữu ích cho các mẹ khi chuẩn bị bữa ăn cho con:

Cách nấu cháo dinh dưỡng vừa ngon vừa bổ:

Từ tháng thứ 6 trở đi, bé cần thêm các bữa ăn phụ

Từ tháng thứ 6 trở đi, ngoài sữa mẹ, các bữa ăn phụ là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho nhu cầu phát triển ngày một cao của trẻ.

banner ads

Trong thành phần cháo dinh dưỡng cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin. Tuy lúc này bé đã bắt đầu có răng nhưng chúng chưa đủ chức năng để giúp nhai nát thức ăn. Do đó, cấu trúc bữa ăn phải ở dạng lỏng để trẻ dễ nuốt.

Các vitamin và khoáng chất trong rau củ rất dễ bị rửa trôi trong nước và bay hơi trong quá trình chế biến. Do đó, trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé, các mẹ cần chú ý:

- Không cắt nhỏ rau củ trước khi rửa

- Khi nấu rau phải đậy nắp và tránh nấu quá lâu

- Rau cho vào cháo phải để sau cùng và không ăn qua bữa

- Trong thời gian tập cho ăn, nên duy trì món ăn trong 3 bữa để bé làm quen trước khi đa dạng các món.

- Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc và chia thành nhiều bữa cố định trong ngày.

Dưới đây là các món cháo dinh dưỡng cho bé để mẹ tham khảo:

Thực đơn 10 món cháo dinh dưỡng cho bé

Mỗi bữa ăn của bé nên là bữa mới, tránh hâm đi hâm lại nhiều lần. Đó là cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé vừa đảm bảo khẩu vị hoàn hảo vừa tránh làm biến chất các thành phần dinh dưỡng. Và đây là những món cháo dinh dưỡng cho bé để giúp bạn ghi thêm vào sổ tay chăm sóc con của mình:

1. Cháo ngũ cốc

Cháo ngũ cốc cho trẻ tập ăn

Tuổi ăn dặm: Từ tháng 6 trở đi

Chuẩn bị:

  • 700ml nước
  • 2 muỗng canh ngũ cốc

Cách nấu:

Nấu nước sôi, cho bột ngũ cốc vào khuấy đều liên tục để không bị vón cục. Khi thấy hỗn hợp dày lên và tạo thành dạng sền sệt. Có thể cho thêm sữa công thức vào để cháo lỏng hơn. Nếu muốn tạo vị ngọt, hãy cho thêm trái cây vào.

2. Cháo lúa mì

Cháo lúa mì nhuyễn mịn

Tuổi ăn dặm: Trẻ từ 7 tháng trở đi

Chuẩn bị:

  • 2 muỗng canh gạo lúa mì
  • ½ muỗng cà phê hạnh nhân rang

Cách nấu:

Cho gạo lúa mì vào nồi áp suất với 700ml nước và nấu mềm nhừ. Sau khi gạo chin, để nguội và đem xay với hạnh nhân. Nếu muốn có vị ngọt, hãy thêm ít chuối. Ngoài cách này ra, có thể rang gạo lúa mì, sau đó nghiền thành bột và hòa chín trong nồi nước sôi khoảng 10 phút để tạo thành món cháo thơm ngon.

3. Cháo Ragi

Cháo bột Ragi

Tuổi ăn dặm: Trẻ từ tháng 6 trở đi

Chuẩn bị:

  • 1 muỗng canh bột Ragi
  • ½ chén nước

Cách nấu:

Từ từ cho bột Ragi vào nước và khuấy đều để không bị vón cục. Sau đó bắc nồi bột lên bếp và nấu với lửa vừa từ 5 đến 10 phút cho đến khi hỗn hợp có độ sệt nhất định.

4. Cháo bột công thức

Cháo bột công thức

Tuổi ăn dặm: Trẻ từ 7 tháng trở đi

Chuẩn bị:

  • 2 muỗng canh bột pha chế dành cho trẻ ăn dặm
  • ½ chén nước

Cách làm:

Trộn bột với nước cho thật nhuyễn. Sau đó bắc nồi lên bếp với lửa vừa, khuấy đều tay liên tục cho đến khi bột đặc lại.

5. Cháo yến mạch

Cháo yến mạch

Tuổi ăn dặm: Trẻ từ 6 tháng tuổi

Lưu ý:

- Yến mạch tuy bổ dưỡng nhưng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất đối với trẻ nhỏ.

- Có 4 loại yến mạch được bán sẵn trên thị trường

+ Ngũ cốc yến mạch: rất đặc và không thích hợp cho trẻ sơ sinh

+ Yến mạch cắt mảnh: mất khoảng 30 phút để nấu

+ Yến mạch cán dẹt: mất khoảng 15 phút để nấu, có thể xay thành bột để làm phấn rôm cho trẻ

+ Yến mạch ăn liền: Rất mịn, có thể nấu trong vòng 5 phút và dùng được cho trẻ sơ sinh.

- Để tránh nhầm lẫn khi mua bột yến mạch các dạng, nên kiểm tra bao bì trước khi chọn.

Chuẩn bị:

  • 1 chén yến mạch (có thể dùng dạng bột thay thế)
  • Nước (tùy chọn)

Cách nấu:

Nấu nước sôi vừa đủ. Khi nước sôi, cho yến mạch vào nấu. Có thể thêm trái cây để tăng hương vị cho món ăn. Khi yến mạch chín hoàn toàn, tắt bếp, để nguội và cho bé ăn.

6. Cháo yến mạch và táo

Cháo yến mạch và táo

Công thức tương tự như cháo yến mạch nhưng cho thêm táo để tăng thêm vitamin và hương vị cho món ăn.

Chuẩn bị:

  • 1/2 quả táo chín
  • 100g yến mạch

Cách nấu:

Rửa và gọt táo, sau đó cắt thành miếng vừa. Cho nước vào nồi và đun sôi, sau đó cho yến mạch và nấu. Khi chín, cho táo vào nấu mềm nhừ. Cuối cùng dùng máy trộn đều hỗn hợp cho thật mịn. Có thể thêm 50 ml sữa để nấu cùng khoảng 3 phút với lửa lớn để bổ sung dinh dưỡng.

7. Cháo bột gạo vào táo

Cháo bột gạo và táo

Tuổi ăn dặm: Từ 7 tháng trở đi

Chuẩn bị:

  • 2 muỗng canh bột gạo
  • ½ trái táo
  • ½ chén nước

Cách nấu:

Rửa và gọt vỏ táo, sau đó cắt thành miếng nhỏ. Nấu nước sôi, cho bột gạo vào khuấy đều để không bị vón cục. Tiếp tục cho thêm táo vào và nấu nhừ. Khi chín, dùng máy trộn đều và cho bé dùng.

8. Cháo bột báng

Cháo bột báng

Tuổi ăn dặm: Trẻ từ tháng 7 trở đi

Chuẩn bị:

  • 2 muỗng canh bột báng
  • 1 nhúm bột elachi
  • 1 nhúm bột hạnh nhân

Cách nấu:

Ngâm bột bang trong nước vài tiếng cho nở đều. Sau đó rửa sạch lại với nước và nấu trong khoảng 15-20 phút. Khi bột chuyển màu trong suốt, tắt bếp và trang trí với bột hạnh nhân cùng bột elachi.

9. Cháo Sooji

Cháo nấu từ bột Sooji

Tuổi ăn dặm: Trẻ từ 6 tháng trở đi

Chuẩn bị:

  • 1 chén bột Sooji
  • 2 muỗng cà phê Ghee (bơ sữa trâu)
  • 1 nhúm bột Elachi
  • 3 chén nước

Cách nấu:

Rang bột sooji. Cùng lúc, nấu nước sôi. Khi nước sôi, từ từ cho bột sooji đã rang vào và khuấy đều để không bị vón cục. Khi sooji chín được 1/3, tiếp tục trộn đều. Khi chín được ¾, cho thêm bơ sữa trâu vào, trộn đều và tắt bếp. Khi ăn, rắc thêm ít bột elachi vào.

10. Cháo Makhana

Cháo nấu từ bột của hạt Makhana (hạt khiếm thực)

Tuổi ăn dặm: Trẻ từ 6 tháng trở đi

Chuẩn bị:

  • 100g hạt Makhana (hạt khiếm thực)
  • 1 muỗng cà phê đường thốt nốt (cho trẻ ăn dặm trên 1 năm)
  • 1/2 muỗng cà phê hạt thì là (cho trẻ ăn mặn)

Cách nấu:

Tách đôi hạt sen và rang khôn đến khi đạt màu nâu vàng. Sau đó xay nhuyễn thành bột mịn. Khi cho bé ăn, múc khoảng 1 muỗng canh bột hạt sen, ít đường và thêm 30 ml nước ấm, trộn đều. Đối với các bé đã qua 1 tuổi, có thể thêm ít muối và bột thì là để tăng hương vị.

Mẹo hay khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé:

Thêm một vài mẹo hay trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé sẽ giúp mẹ tiết kiệm được thời gian mà chất lượng bữa ăn của bé cũng được cải thiện đáng kể:

1. Khi cháo đặc, cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào cháo

2. Chuối hay táo chính là chất làm ngọt tự nhiên rất thích hợp với các món cháo dinh dưỡng

3. Không bao giờ thêm sữa công thức trong khi nấu cháo mà hãy đợi cháo chín để thêm vào

4. Các loại trái cây như chuối, táo, lê, đu đủ có thể được thêm vào cháo để tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích vị giác.

5. Trái cây khô cũng có thể thêm vào cháo để tăng giá trị dinh dưỡng.

Mong rằng với các thông tin về cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé trên đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn để làm phong phú bữa ăn dặm hàng ngày của bé. Chúc các bé ăn ngon chóng lớn nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI